Mặc dù không còn là "vua tăng" như những năm 1980 song T-72 vẫn là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực đáng ghờm trên chiến trường.
Các quốc gia trên thế giới vẫn liên tục đưa ra các gói nâng cấp nhằm duy trì sức mạnh chiến đấu cho dòng xe tăng này trên chiến trường hiện đại. Trong số đó thì gói T-72M2 của Slovakia được đánh giá là một trong những gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay.
Điểm đặc biệt dễ nhận ra trên T-72M2 là nó được trang bị 1 pháo 30 mm điều khiển từ xa phía bên phải tháp pháo. Pháo 30 mm mang lại sức mạnh hỏa lực lớn hơn so với súng máy hạng nặng 12,7mm vốn có. Nó cũng mang lại hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao hơn, tầm bắn xa hơn.
Phía trước và hai bên tháp pháo được tăng cường khả năng bảo vệ với giáp phản ứng nổ DYNAS cho phép chống chịu tốt hơn với các loại đạn xuyên giáp.
Giáp phản ứng nổ cũng được bổ sung cho váy bảo vệ hông từ nữa thân xe trở về trước. Còn nửa phía sau sử dụng kiểu giáp lồng để đối với các loại súng phóng lựu chống tăng kiểu RPG-7.
T-72M2 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực VERA gồm một máy tính đường đạn, gói cảm biến mới do Bỉ và Pháp sản xuất.
T-72M2 còn có một cấu hình khác là sử dụng 2 pháo 20mm điều khiển từ xa gắn hai bên tháp pháo cho phép tăng gấp đôi sức mạnh hỏa lực.
Hai pháo 20mm do Thụy Sĩ sản xuất, nó có thể đối phó hiệu quả với các mục tiêu đường không cũng như mặt đất.
Chỉ huy xe được trang bị kính ngắm toàn cảnh tương tự như hệ thống sử dụng trên xe tăng Leclerc của Pháp.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-72M2 có khả năng "săn lùng-tiêu diệt" Chỉ huy xe sẽ khóa mục tiêu và pháo thủ sẽ thực hiện công việc ngắm bắn. Trong quá trình đó, chỉ huy sẽ tìm kiếm mục tiêu tiếp theo.
T-72M2 sử dụng pháo chính nòng trơn 2A45MS 125mm cùng hệ thống nạp đạn tự động cơ số 37 đạn pháo.
Mặc dù được đánh giá rất cao về sức mạnh hỏa lực và khả năng bảo vệ song gói nâng cấp T-72M2 không được thực hiện một cách rộng rãi do vấn đề kinh phí. Chỉ có 2 nguyên mẫu T-72M2 gồm một sử dụng pháo 30mm và một sử dụng 2 pháo 20mm được giới thiệu.
Mặc dù không còn là "vua tăng" như những năm 1980 song T-72 vẫn là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực đáng ghờm trên chiến trường.
Các quốc gia trên thế giới vẫn liên tục đưa ra các gói nâng cấp nhằm duy trì sức mạnh chiến đấu cho dòng xe tăng này trên chiến trường hiện đại. Trong số đó thì gói T-72M2 của Slovakia được đánh giá là một trong những gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay.
Điểm đặc biệt dễ nhận ra trên T-72M2 là nó được trang bị 1 pháo 30 mm điều khiển từ xa phía bên phải tháp pháo. Pháo 30 mm mang lại sức mạnh hỏa lực lớn hơn so với súng máy hạng nặng 12,7mm vốn có. Nó cũng mang lại hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao hơn, tầm bắn xa hơn.
Phía trước và hai bên tháp pháo được tăng cường khả năng bảo vệ với giáp phản ứng nổ DYNAS cho phép chống chịu tốt hơn với các loại đạn xuyên giáp.
Giáp phản ứng nổ cũng được bổ sung cho váy bảo vệ hông từ nữa thân xe trở về trước. Còn nửa phía sau sử dụng kiểu giáp lồng để đối với các loại súng phóng lựu chống tăng kiểu RPG-7.
T-72M2 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực VERA gồm một máy tính đường đạn, gói cảm biến mới do Bỉ và Pháp sản xuất.
T-72M2 còn có một cấu hình khác là sử dụng 2 pháo 20mm điều khiển từ xa gắn hai bên tháp pháo cho phép tăng gấp đôi sức mạnh hỏa lực.
Hai pháo 20mm do Thụy Sĩ sản xuất, nó có thể đối phó hiệu quả với các mục tiêu đường không cũng như mặt đất.
Chỉ huy xe được trang bị kính ngắm toàn cảnh tương tự như hệ thống sử dụng trên xe tăng Leclerc của Pháp.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-72M2 có khả năng "săn lùng-tiêu diệt" Chỉ huy xe sẽ khóa mục tiêu và pháo thủ sẽ thực hiện công việc ngắm bắn. Trong quá trình đó, chỉ huy sẽ tìm kiếm mục tiêu tiếp theo.
T-72M2 sử dụng pháo chính nòng trơn 2A45MS 125mm cùng hệ thống nạp đạn tự động cơ số 37 đạn pháo.
Mặc dù được đánh giá rất cao về sức mạnh hỏa lực và khả năng bảo vệ song gói nâng cấp T-72M2 không được thực hiện một cách rộng rãi do vấn đề kinh phí. Chỉ có 2 nguyên mẫu T-72M2 gồm một sử dụng pháo 30mm và một sử dụng 2 pháo 20mm được giới thiệu.