Xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô sản xuất vào đầu những năm 1950 sử dụng cho vai trò yểm trợ hỏa lực và trinh sát. Đây là một trong những thiết kế xe tăng thành công nhất của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2 với khoảng 12.000 chiếc được sản xuất hoạt động ở 20 nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam).Việt Nam nhận được những chiếc xe tăng hạng nhẹ PT-76 đầu tiên vào năm 1962 cùng với xe tăng T-54. Trong ảnh là chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 29 và xe tăng PT-76 Trung đoàn 416 hiệp đồng chiến đấu.PT-76 cũng chính là chiếc xe tăng tham gia đánh thắng trận đầu của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam tại Tà Mây – Làng Vây, tháng 2/1968.PT-76 có trọng lượng 14,2 tấn, dài 7,63m (tính cả nòng pháo), rộng 3,14m, cao 2,33m. Để tối ưu cho khả năng bơi, thân xe được thiết kế với hình dáng tương tự chiếc thuyền. Chính vì tối ưu cho khả năng bơi lội nên PT-76 hi sinh “bộ giáp bảo vệ” để giảm tối đa trọng lượng. Vị trí được bọc giáp dày nhất là tháp pháo, dày chừng 20mm, còn lại chỉ tầm 10-16mm.Với “bộ giáp mỏng manh” này chỉ cho phép PT-76 kháng chịu đạn cỡ 7,62mm và mảnh đạn pháo. Nó dễ bị tổn thương bởi đạn súng máy hạng nặng 12,7mm. Trong ảnh là bộ binh xung phong với sự yểm trợ của xe tăng.Bù lại, PT-76 có khả năng bơi trên mặt nước rất tốt với tốc độ 10km/h.PT-76 trình diễn khả năng bơi lội trong một cuộc diễn tập.PT-76 trang bị pháo nòng xoắn cỡ 76,2mm có thể diệt mục tiêu ở tầm bắn hiệu quả 1.500m (tốc độ bắn 7 phát/phút). Đạn 76,2mm có khả năng xuyên phá giáp xe bọc thép chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh. Trong ảnh là pháo 76,2mm trên xe tăng PT-76 vừa khai hỏa trong diễn tập.Hiện nay, xe tăng PT-76 được biên chế trong nhiều đơn vị tăng – thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam.Xe tăng PT-76 là một trong những phương tiện chiến đấu chủ lực của lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Trong ảnh, PT-76 yểm trợ bộ đội Hải quân Đánh bộ đổ bộ lên bờ tiến chiếm mục tiêu.
Xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô sản xuất vào đầu những năm 1950 sử dụng cho vai trò yểm trợ hỏa lực và trinh sát. Đây là một trong những thiết kế xe tăng thành công nhất của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2 với khoảng 12.000 chiếc được sản xuất hoạt động ở 20 nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam).
Việt Nam nhận được những chiếc xe tăng hạng nhẹ PT-76 đầu tiên vào năm 1962 cùng với xe tăng T-54. Trong ảnh là chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 29 và xe tăng PT-76 Trung đoàn 416 hiệp đồng chiến đấu.
PT-76 cũng chính là chiếc xe tăng tham gia đánh thắng trận đầu của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam tại Tà Mây – Làng Vây, tháng 2/1968.
PT-76 có trọng lượng 14,2 tấn, dài 7,63m (tính cả nòng pháo), rộng 3,14m, cao 2,33m. Để tối ưu cho khả năng bơi, thân xe được thiết kế với hình dáng tương tự chiếc thuyền. Chính vì tối ưu cho khả năng bơi lội nên PT-76 hi sinh “bộ giáp bảo vệ” để giảm tối đa trọng lượng. Vị trí được bọc giáp dày nhất là tháp pháo, dày chừng 20mm, còn lại chỉ tầm 10-16mm.
Với “bộ giáp mỏng manh” này chỉ cho phép PT-76 kháng chịu đạn cỡ 7,62mm và mảnh đạn pháo. Nó dễ bị tổn thương bởi đạn súng máy hạng nặng 12,7mm. Trong ảnh là bộ binh xung phong với sự yểm trợ của xe tăng.
Bù lại, PT-76 có khả năng bơi trên mặt nước rất tốt với tốc độ 10km/h.
PT-76 trình diễn khả năng bơi lội trong một cuộc diễn tập.
PT-76 trang bị pháo nòng xoắn cỡ 76,2mm có thể diệt mục tiêu ở tầm bắn hiệu quả 1.500m (tốc độ bắn 7 phát/phút). Đạn 76,2mm có khả năng xuyên phá giáp xe bọc thép chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh. Trong ảnh là pháo 76,2mm trên xe tăng PT-76 vừa khai hỏa trong diễn tập.
Hiện nay, xe tăng PT-76 được biên chế trong nhiều đơn vị tăng – thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Xe tăng PT-76 là một trong những phương tiện chiến đấu chủ lực của lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Trong ảnh, PT-76 yểm trợ bộ đội Hải quân Đánh bộ đổ bộ lên bờ tiến chiếm mục tiêu.