Theo bảng xếp hạng của Tạp chí National Interest (NI) thì top 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vào năm 2030 vẫn có cái tên quen thuộc Nga, Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ - quốc gia đang mua sắm mạnh mẽ máy bay hay Pháp – quốc gia sở hữu lực lượng không quân mạnh nhất châu Âu lại không có tên trong bảng xếp hạng này, mà thay vào đó là Israel, Trung Quốc.Đứng đầu trong top lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vào năm 2030 vẫn sẽ là Không quân Mỹ với hàng nghìn máy bay chiến đấu thế hệ 4-5, lực lượng máy bay vận tải tầm xa, vượt đại châu hùng hậu.Theo NI, đến năm 2030 Không quân Mỹ sẽ sở hữu 1.763 chiếc F-35A thay thế hoàn toàn số F-16 và A-10. Ngoài ra, số F-22 sẽ vẫn không tăng thêm mà giữ nguyên mức 187 chiếc, trong khi các máy bay F-15 sẽ được nâng cấp lên chuẩn tiêm kích thế hệ 5 với 178 chiếc.Không quân ném bom chiến lược bên cạnh việc duy trì đội bay B-2, B-1B và B-52, sẽ được bổ sung chừng 100 chiếc máy bay ném bom tàng hình thế hệ 2 B-21.Đứng thứ 2 đương nhiên là Không quân Nga với số lượng cỡ vài nghìn chiếc máy bay tiêm kích Su-30/35, MiG-29/35 cùng hàng trăm máy bay ném bom Tu và máy bay vận tải/đặc biệt khác.Không quân Nga cũng sẽ được “thay da đổi thịt” với các máy bay tiêm kích tàng hình Sukhoi T-50 – “xương sống” lực lượng không quân Nga trong hàng chục năm nữa.Lực lượng Không quân chiến lược sẽ được bổ sung thêm các máy bay ném bom siêu thanh PAK DA đang phát triển, bên cạnh việc sản xuất thêm các máy bay ném bom Tu-160.Rất bất ngờ khi NI cho rằng Israel sẽ lọt top 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, thay vì Ấn Độ. Israel hiện có khoảng 58 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15A/6, 25 chiếc F-15I và 312 chiếc F-16. Đến năm 2030, nhiều khả năng Không quân Israel sẽ trở thành mọt trong những lực lượng mạnh nhất thế giới, mạnh nhất khu vực Trung Đông.Khi đó, các máy bay F-15 và có thể là cả F-16 sẽ được thay thế hoàn toàn bằng tiêm kích tàng hình F-35 mà Israel đã đặt mua từ bây giờ. Dự kiến, Israel sẽ có chừng 200 chiếc F-35 vào năm 2030, với hai phi đội đầu tiên gia nhập không quân năm 2021.Trong khi Pháp bị loại khỏi top 5 vào năm 2030 thì người Anh vẫn đứng vững trước sức ép từ Israel hay là Trung Quốc. Hiện nay, Không quân Hoàng gia Anh (RAF) có trong tay chừng 160 chiếc tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon, 102 chiếc cường kích Tornado GR4....NI cho rằng, đến 2030, số Typhoon sẽ vẫn được giữ vững, nhưng Tornado GR4 sẽ được thay thế bởi 138 chiếc F-35B trang bị cho cả RAF và Hải quân Hoàng gia.Ngoài ra, RAF có thể trang bị số lượng lớn UAV chiến đấu tàng hình Taranis thay cho các máy bay có người lái. Tóm lại, vào năm 2030, RAF có khoảng 300 máy bay chiến đấu, để trở thành lực lượng không quân mạnh nhất Tây Âu.Không quân Trung Quốc (PLAAF) ước tính hiện có chừng 3.000 máy bay, trong đó có đến 2.100 chiếc chiến đấu cơ - xứng đáng trở thành quốc gia có lực lượng không quân mạnh thứ ba thế giới, thậm chí là "đạp" Nga về vị trí thứ 3. Tuy nhiên, sở dĩ PLAAF không được đánh giá cao hơn Nga, thậm chí là Anh vì số máy bay thế hệ 4 chỉ vài trăm chiếc loại Su-27/30, J-10, J-11, J-15. Trong khi số máy bay thế hệ 3 chiếm đa số như J-7, J-8 chỉ là cải tiến nhỏ từ MiG-21.Đến năm 2030, PLAAF có thể vượt qua Anh, Israel, tiệm cận gần hơn với Không quân Nga – Mỹ với các phi đội tiêm kích tàng hình J-20, J-31 đang được phát triển.Lực lượng không quân vận tải tới khi đó cũng bắt kịp các cường quốc Nga - Mỹ với các máy bay vận tải chiến lược Y-20. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc tham vọng sở hữu 1.000 chiếc Y-20 trong tương lai. Hiện tại, nước này mới chỉ biên chế 1-2 chiếc Y-20, nòng cốt vẫn là máy bay vận tải hạng trung Y-8 thế hệ cũ.
Theo bảng xếp hạng của Tạp chí National Interest (NI) thì top 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vào năm 2030 vẫn có cái tên quen thuộc Nga, Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ - quốc gia đang mua sắm mạnh mẽ máy bay hay Pháp – quốc gia sở hữu lực lượng không quân mạnh nhất châu Âu lại không có tên trong bảng xếp hạng này, mà thay vào đó là Israel, Trung Quốc.
Đứng đầu trong top lực lượng không quân mạnh nhất thế giới vào năm 2030 vẫn sẽ là Không quân Mỹ với hàng nghìn máy bay chiến đấu thế hệ 4-5, lực lượng máy bay vận tải tầm xa, vượt đại châu hùng hậu.
Theo NI, đến năm 2030 Không quân Mỹ sẽ sở hữu 1.763 chiếc F-35A thay thế hoàn toàn số F-16 và A-10. Ngoài ra, số F-22 sẽ vẫn không tăng thêm mà giữ nguyên mức 187 chiếc, trong khi các máy bay F-15 sẽ được nâng cấp lên chuẩn tiêm kích thế hệ 5 với 178 chiếc.
Không quân ném bom chiến lược bên cạnh việc duy trì đội bay B-2, B-1B và B-52, sẽ được bổ sung chừng 100 chiếc máy bay ném bom tàng hình thế hệ 2 B-21.
Đứng thứ 2 đương nhiên là Không quân Nga với số lượng cỡ vài nghìn chiếc máy bay tiêm kích Su-30/35, MiG-29/35 cùng hàng trăm máy bay ném bom Tu và máy bay vận tải/đặc biệt khác.
Không quân Nga cũng sẽ được “thay da đổi thịt” với các máy bay tiêm kích tàng hình Sukhoi T-50 – “xương sống” lực lượng không quân Nga trong hàng chục năm nữa.
Lực lượng Không quân chiến lược sẽ được bổ sung thêm các máy bay ném bom siêu thanh PAK DA đang phát triển, bên cạnh việc sản xuất thêm các máy bay ném bom Tu-160.
Rất bất ngờ khi NI cho rằng Israel sẽ lọt top 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, thay vì Ấn Độ. Israel hiện có khoảng 58 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15A/6, 25 chiếc F-15I và 312 chiếc F-16. Đến năm 2030, nhiều khả năng Không quân Israel sẽ trở thành mọt trong những lực lượng mạnh nhất thế giới, mạnh nhất khu vực Trung Đông.
Khi đó, các máy bay F-15 và có thể là cả F-16 sẽ được thay thế hoàn toàn bằng tiêm kích tàng hình F-35 mà Israel đã đặt mua từ bây giờ. Dự kiến, Israel sẽ có chừng 200 chiếc F-35 vào năm 2030, với hai phi đội đầu tiên gia nhập không quân năm 2021.
Trong khi Pháp bị loại khỏi top 5 vào năm 2030 thì người Anh vẫn đứng vững trước sức ép từ Israel hay là Trung Quốc. Hiện nay, Không quân Hoàng gia Anh (RAF) có trong tay chừng 160 chiếc tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon, 102 chiếc cường kích Tornado GR4....
NI cho rằng, đến 2030, số Typhoon sẽ vẫn được giữ vững, nhưng Tornado GR4 sẽ được thay thế bởi 138 chiếc F-35B trang bị cho cả RAF và Hải quân Hoàng gia.
Ngoài ra, RAF có thể trang bị số lượng lớn UAV chiến đấu tàng hình Taranis thay cho các máy bay có người lái. Tóm lại, vào năm 2030, RAF có khoảng 300 máy bay chiến đấu, để trở thành lực lượng không quân mạnh nhất Tây Âu.
Không quân Trung Quốc (PLAAF) ước tính hiện có chừng 3.000 máy bay, trong đó có đến 2.100 chiếc chiến đấu cơ - xứng đáng trở thành quốc gia có lực lượng không quân mạnh thứ ba thế giới, thậm chí là "đạp" Nga về vị trí thứ 3. Tuy nhiên, sở dĩ PLAAF không được đánh giá cao hơn Nga, thậm chí là Anh vì số máy bay thế hệ 4 chỉ vài trăm chiếc loại Su-27/30, J-10, J-11, J-15. Trong khi số máy bay thế hệ 3 chiếm đa số như J-7, J-8 chỉ là cải tiến nhỏ từ MiG-21.
Đến năm 2030, PLAAF có thể vượt qua Anh, Israel, tiệm cận gần hơn với Không quân Nga – Mỹ với các phi đội tiêm kích tàng hình J-20, J-31 đang được phát triển.
Lực lượng không quân vận tải tới khi đó cũng bắt kịp các cường quốc Nga - Mỹ với các máy bay vận tải chiến lược Y-20. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc tham vọng sở hữu 1.000 chiếc Y-20 trong tương lai. Hiện tại, nước này mới chỉ biên chế 1-2 chiếc Y-20, nòng cốt vẫn là máy bay vận tải hạng trung Y-8 thế hệ cũ.