Một nhóm công ty điện tử hàng đầu của Anh và các kiến trúc sư thuộc Hải quân Hoàng gia xây dựng mô hình tàu chiến của nước này năm 2050. Với tên gọi Dreadnought 2050, chiến hạm tương lai mang kiểu dáng hiện đại như trong bộ phim viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).Thân tàu được cấu tạo từ các vật liệu tổng hợp từ acrylic siêu bền và nhẹ hơn kim loại. Ngoài ra, thủy thủ trong tàu có thể quan sát bên ngoài nhờ lớp vỏ trong suốt khi cho dòng điện chạy qua, Telegraph đưa tin.Theo ý tưởng của các nhà thiết kế, họ sẽ sơn graphene (chất liệu bền chắc nhất thế giới, bền hơn thép khoảng 100 lần) lên vỏ tàu để tăng sức mạnh cho chiến hạm và giảm lực cản. Do đó, tàu có thể di chuyển nhanh hơn và tốn ít nhiên liệu. Các két nước dằn giúp tàu chìm một phần dưới mặt nước và tàng hình trước đối phương.Việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp giảm số lượng thủy thủ trên tàu từ 200 xuống còn 50 người. 5 chỉ huy điều khiển chiến hạm trên màn hình máy tính và có thể kiểm soát các khu vực cụ thể cách xa hàng nghìn dặm hoặc ở sâu dưới đại dương bằng ảnh chụp không gian 3 chiều.Thiết bị do thám trên nóc thiết giáp hạm kết nối với thân tàu bằng ống nano carbon. Nó gắn súng lazer cực mạnh có khả năng bắn hạ tên lửa.Chiến hạm được trang bị vũ khí hạng nhẹ. Súng điện từ ở mũi tàu có cự ly hoạt động bằng với tên lửa hành trình tầm xa. Một sân bay rộng và nhà chứa máy bay không người lái ở phía đuôi tàu. Hai bên thân chiến hạm gắn tên lửa siêu thanh đạt tốc độ trên Mach 5 (6.200 km/h) và ống phóng lôi bắn bằng năng lượng khí nén, giúp đầu đạn có thể di chuyển dưới nước với vận tốc hơn 550 km/h.Ông Muir Macdonald, thuộc nhóm chuyên gia Startpoint của Hải quân Anh, cho biết: “Ý tưởng này vạch ra hướng phát triển mới cho các thiết kế trong tương lai, cần ít nhân lực hơn và giá thành thấp”.
Một nhóm công ty điện tử hàng đầu của Anh và các kiến trúc sư thuộc Hải quân Hoàng gia xây dựng mô hình tàu chiến của nước này năm 2050. Với tên gọi Dreadnought 2050, chiến hạm tương lai mang kiểu dáng hiện đại như trong bộ phim viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
Thân tàu được cấu tạo từ các vật liệu tổng hợp từ acrylic siêu bền và nhẹ hơn kim loại. Ngoài ra, thủy thủ trong tàu có thể quan sát bên ngoài nhờ lớp vỏ trong suốt khi cho dòng điện chạy qua, Telegraph đưa tin.
Theo ý tưởng của các nhà thiết kế, họ sẽ sơn graphene (chất liệu bền chắc nhất thế giới, bền hơn thép khoảng 100 lần) lên vỏ tàu để tăng sức mạnh cho chiến hạm và giảm lực cản. Do đó, tàu có thể di chuyển nhanh hơn và tốn ít nhiên liệu. Các két nước dằn giúp tàu chìm một phần dưới mặt nước và tàng hình trước đối phương.
Việc áp dụng công nghệ hiện đại giúp giảm số lượng thủy thủ trên tàu từ 200 xuống còn 50 người. 5 chỉ huy điều khiển chiến hạm trên màn hình máy tính và có thể kiểm soát các khu vực cụ thể cách xa hàng nghìn dặm hoặc ở sâu dưới đại dương bằng ảnh chụp không gian 3 chiều.
Thiết bị do thám trên nóc thiết giáp hạm kết nối với thân tàu bằng ống nano carbon. Nó gắn súng lazer cực mạnh có khả năng bắn hạ tên lửa.
Chiến hạm được trang bị vũ khí hạng nhẹ. Súng điện từ ở mũi tàu có cự ly hoạt động bằng với tên lửa hành trình tầm xa. Một sân bay rộng và nhà chứa máy bay không người lái ở phía đuôi tàu. Hai bên thân chiến hạm gắn tên lửa siêu thanh đạt tốc độ trên Mach 5 (6.200 km/h) và ống phóng lôi bắn bằng năng lượng khí nén, giúp đầu đạn có thể di chuyển dưới nước với vận tốc hơn 550 km/h.
Ông Muir Macdonald, thuộc nhóm chuyên gia Startpoint của Hải quân Anh, cho biết: “Ý tưởng này vạch ra hướng phát triển mới cho các thiết kế trong tương lai, cần ít nhân lực hơn và giá thành thấp”.