Máy bay ném bom Tu-160 là một trong những tuyệt phẩm công nghệ quốc phòng Liên Xô. Nó do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo (tất cả máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích đều gọi chung là chiến đấu cơ). Nó cũng là máy bay ném bom đạt vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay cùng với khả năng mang nhiều vũ khí nhất.Tu-160 được thiết kế với khả năng mang được vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân tiến công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.Tu-160 cũng là một trong số ít máy bay ném bom hạng nặng trên thế giới thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe.Máy bay Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn).Để "nhấc bổng" con quái vật 275 tấn này lên bầu trời, Tupolev thiết kế cho Tu-160 4 động cơ tuốc bin phản lực NK-32. Đây là loại động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất.Với 4 động cơ NK-32, Tu-160 có khả năng đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).Cận cảnh 2 trong 4 động cơ NK-321 đặt dưới cánh chiếc Tu-160.Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.Trang thiết bị trên khoang của Tu-160 có mức độ máy tính hóa cao, các bánh lái được thay bằng các cần lái như ở máy bay tiêm kích. Tu-160 chế tạo mới và hiện đại hóa có hệ thống điều khiển hỏa lực, đạo hàng và thiết bị avionics tiên tiến.Tu-160 được trang bị một radar tấn công Obzor-K trong một mái che máy radar chất điện môi hơi hướng lên trên, và một radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp.Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa.Trong chiến dịch không kích IS tại Syria, các máy bay Tu-160 đã mang phóng tên lửa hành trình Kh-555 có tầm bắn 2.000-3.500km với bán kính lệch mục tiêu chỉ là 30m. Ngoài ra, nó còn có thể mang tên lửa hành trình Kh-101 (mang đầu đạn thông thường) và Kh-102 (đầu đạn hạt nhân) có tầm phóng 4.500-5.000km hoặc tên lửa không đối đất siêu tốc Kh-15 (mang đầu đạn 150kg, tầm bắn 300km với tốc độ bay Mach 5).Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả "pháo đài bay" B-52, Tu-160 là "cơn ác mộng" đối với mọi đối thủ của nước Nga.Hiện nay, lực lượng Không quân Nga duy trì đội bay 16 chiếc Tu-160.
Máy bay ném bom Tu-160 là một trong những tuyệt phẩm công nghệ quốc phòng Liên Xô. Nó do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo (tất cả máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích đều gọi chung là chiến đấu cơ). Nó cũng là máy bay ném bom đạt vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay cùng với khả năng mang nhiều vũ khí nhất.
Tu-160 được thiết kế với khả năng mang được vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân tiến công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Tu-160 cũng là một trong số ít máy bay ném bom hạng nặng trên thế giới thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe.
Máy bay Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn).
Để "nhấc bổng" con quái vật 275 tấn này lên bầu trời, Tupolev thiết kế cho Tu-160 4 động cơ tuốc bin phản lực NK-32. Đây là loại động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất.
Với 4 động cơ NK-32, Tu-160 có khả năng đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).
Cận cảnh 2 trong 4 động cơ NK-321 đặt dưới cánh chiếc Tu-160.
Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.
Trang thiết bị trên khoang của Tu-160 có mức độ máy tính hóa cao, các bánh lái được thay bằng các cần lái như ở máy bay tiêm kích. Tu-160 chế tạo mới và hiện đại hóa có hệ thống điều khiển hỏa lực, đạo hàng và thiết bị avionics tiên tiến.
Tu-160 được trang bị một radar tấn công Obzor-K trong một mái che máy radar chất điện môi hơi hướng lên trên, và một radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp.
Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa.
Trong chiến dịch không kích IS tại Syria, các máy bay Tu-160 đã mang phóng tên lửa hành trình Kh-555 có tầm bắn 2.000-3.500km với bán kính lệch mục tiêu chỉ là 30m. Ngoài ra, nó còn có thể mang tên lửa hành trình Kh-101 (mang đầu đạn thông thường) và Kh-102 (đầu đạn hạt nhân) có tầm phóng 4.500-5.000km hoặc tên lửa không đối đất siêu tốc Kh-15 (mang đầu đạn 150kg, tầm bắn 300km với tốc độ bay Mach 5).
Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả "pháo đài bay" B-52, Tu-160 là "cơn ác mộng" đối với mọi đối thủ của nước Nga.
Hiện nay, lực lượng Không quân Nga duy trì đội bay 16 chiếc Tu-160.