Kênh truyền hình Al Jazeera gần đây đã ghi lại được những hình ảnh rõ nét đầu tiên về sự tham dự của lực lượng quân sự Iran trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa từ phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq. Theo kênh này thì khi đó một máy bay F-4 Phantom II (bóng ma) đang thực hiện cuộc không kích vào vị trí quân IS ở khu vực giáp biên giới 2 nước Iran – Iraq. Thực tế, trước đó cũng đã có thông tin việc Iran điều Su-25 tới hỗ trợ Iraq nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện bằng chứng xác thực nhất.
Với người dân Việt Nam thì F-4 Phantom II) là một cái tên không hề lạ, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Đế quốc Mỹ đã triển khai hàng nghìn chiếc F-4 thực hiện các phi vụ không kích miền Bắc Việt Nam và không ít F-4 cũng đã bỏ xác tại Việt Nam. Vậy thì tại sao người Iran lại có được mẫu tiêm kích này khi mà quan hệ Mỹ - Iran được biết đến là luôn trong tình trạng căng thẳng.
Trong thời kỳ quan hệ giữa Mỹ và Iran còn nồng ấm, chính quyền Iran khi đó đã mua 225 chiếc chiến đấn cơ F-4D/E và một số máy bay trinh sát RF-4E. Tuy nhiên sau Cách mạng Hồi giáo 1979, quan hệ Mỹ-Iran trở nên căng thẳng khiến việc duy trì các máy bay F-4 gặp rất nhiều khó khăn, một số lượng lớn F-4D/E được biết là đã ngừng hoạt động.
Nhưng những năm gần đây, với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ quân sự đã giúp cho Iran hồi phục được các máy bay F-4 bằng chính sức mạnh, tất nhiên nhiều trang bị họ phải nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc. Hiện nay, theo một số thống kê thì Không quân Iran còn trong biên chế khoảng 60 chiếc F-4D/E.
Các máy bay F-4D/E này đều đã trải qua những đợt đại tu, nâng cấp lớn, sử dụng các hệ thống radar, điện tử hàng không do Trung Quốc chế tạo.
Nhờ vậy, các “bóng ma” vẫn có thể cất cánh, đảm bảo chiến đầu và thực hiện chiến dịch quân sự bên ngoài – cuộc chiến chống quân IS.
Nhiều khả năng các máy bay F-4 của Iran vẫn sử dụng động cơ tuốc bin phản lực J79-GE-17A (qua đại tu) cung cấp lực đẩy khô 52,9kN hoặc 79,4kN với đốt phụ.
Lượng nhiên liệu mang theo trong thân 7.549 lít, thêm 12.627 lít với 3 thùng treo ngoài cho tầm bay xa đến 2.600km, nhưng bán kính tác chiến (khi chiến đấu gồm cả vũ khí) thì chỉ được 680km.
F-4 có thể đạt tốc độ tối đa 2.370km/h ở trần bay 12.190m, tốc độ bay tuần tra 940km/h, vận tốc leo cao 210m/s.
F-4E Phantom II có buồng lái 2 phi công (ngồi trước là phi công điều khiển – sau là hoa tiêu kiêm kiểm soát vũ khí).
Khả năng mang vác vũ khí của F-4E rất ấn tượng với 8,48 tấn tên lửa, bom trên 9 giá treo mang được đủ loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom, rocket...
F-4E có thể mang được 4 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, 4 tầm trung AIM-7 cho nhiệm vụ đối không. Trong tác chiến đối đất, nó có thể mang 6 tên lửa đối đất tầm ngắn AGM-65 Maverick hoặc 4 tên lửa chống radar hoặc 4 bom có điều khiển. Nó có thể mang lượng bom tối đa tới 18 quả Mk.82 nặng 227kg hoặc bom CBU-87 hoặc tối đa 5 quả Mk.84 nặng 1 tấn.
Tuy nhiên do cấm vận của Mỹ nên hệ vũ khí trên F-4E của Iran có thể sẽ có sự đổi khác phù hợp với hệ thống điện tử được nâng cấp. Ví dụ như họ đã trang bị cho các máy bay F-4 tên lửa diệt hạm tầm trung Qader đạt tầm phóng đến 220km.
Máy bay cần tới quãng đường 1.100-1.200m cho cất hạ cánh.
Kênh truyền hình Al Jazeera gần đây đã ghi lại được những hình ảnh rõ nét đầu tiên về sự tham dự của lực lượng quân sự Iran trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa từ phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq. Theo kênh này thì khi đó một máy bay F-4 Phantom II (bóng ma) đang thực hiện cuộc không kích vào vị trí quân IS ở khu vực giáp biên giới 2 nước Iran – Iraq. Thực tế, trước đó cũng đã có thông tin việc Iran điều Su-25 tới hỗ trợ Iraq nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện bằng chứng xác thực nhất.
Với người dân Việt Nam thì F-4 Phantom II) là một cái tên không hề lạ, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Đế quốc Mỹ đã triển khai hàng nghìn chiếc F-4 thực hiện các phi vụ không kích miền Bắc Việt Nam và không ít F-4 cũng đã bỏ xác tại Việt Nam. Vậy thì tại sao người Iran lại có được mẫu tiêm kích này khi mà quan hệ Mỹ - Iran được biết đến là luôn trong tình trạng căng thẳng.
Trong thời kỳ quan hệ giữa Mỹ và Iran còn nồng ấm, chính quyền Iran khi đó đã mua 225 chiếc chiến đấn cơ F-4D/E và một số máy bay trinh sát RF-4E. Tuy nhiên sau Cách mạng Hồi giáo 1979, quan hệ Mỹ-Iran trở nên căng thẳng khiến việc duy trì các máy bay F-4 gặp rất nhiều khó khăn, một số lượng lớn F-4D/E được biết là đã ngừng hoạt động.
Nhưng những năm gần đây, với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ quân sự đã giúp cho Iran hồi phục được các máy bay F-4 bằng chính sức mạnh, tất nhiên nhiều trang bị họ phải nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc. Hiện nay, theo một số thống kê thì Không quân Iran còn trong biên chế khoảng 60 chiếc F-4D/E.
Các máy bay F-4D/E này đều đã trải qua những đợt đại tu, nâng cấp lớn, sử dụng các hệ thống radar, điện tử hàng không do Trung Quốc chế tạo.
Nhờ vậy, các “bóng ma” vẫn có thể cất cánh, đảm bảo chiến đầu và thực hiện chiến dịch quân sự bên ngoài – cuộc chiến chống quân IS.
Nhiều khả năng các máy bay F-4 của Iran vẫn sử dụng động cơ tuốc bin phản lực J79-GE-17A (qua đại tu) cung cấp lực đẩy khô 52,9kN hoặc 79,4kN với đốt phụ.
Lượng nhiên liệu mang theo trong thân 7.549 lít, thêm 12.627 lít với 3 thùng treo ngoài cho tầm bay xa đến 2.600km, nhưng bán kính tác chiến (khi chiến đấu gồm cả vũ khí) thì chỉ được 680km.
F-4 có thể đạt tốc độ tối đa 2.370km/h ở trần bay 12.190m, tốc độ bay tuần tra 940km/h, vận tốc leo cao 210m/s.
F-4E Phantom II có buồng lái 2 phi công (ngồi trước là phi công điều khiển – sau là hoa tiêu kiêm kiểm soát vũ khí).
Khả năng mang vác vũ khí của F-4E rất ấn tượng với 8,48 tấn tên lửa, bom trên 9 giá treo mang được đủ loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom, rocket...
F-4E có thể mang được 4 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, 4 tầm trung AIM-7 cho nhiệm vụ đối không. Trong tác chiến đối đất, nó có thể mang 6 tên lửa đối đất tầm ngắn AGM-65 Maverick hoặc 4 tên lửa chống radar hoặc 4 bom có điều khiển. Nó có thể mang lượng bom tối đa tới 18 quả Mk.82 nặng 227kg hoặc bom CBU-87 hoặc tối đa 5 quả Mk.84 nặng 1 tấn.
Tuy nhiên do cấm vận của Mỹ nên hệ vũ khí trên F-4E của Iran có thể sẽ có sự đổi khác phù hợp với hệ thống điện tử được nâng cấp. Ví dụ như họ đã trang bị cho các máy bay F-4 tên lửa diệt hạm tầm trung Qader đạt tầm phóng đến 220km.
Máy bay cần tới quãng đường 1.100-1.200m cho cất hạ cánh.