Các hãng thông tấn hàng đầu của Mỹ và Đài Loan trong những ngày gần đây đều đưa tin về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua dự luật chuyển giao vũ khí mới cho Đài Loan nhằm giúp hòn đảo này tăng cường khả năng quốc phòng trước mối đe dọa từ bên ngoài. Trong đó đáng chú ý nhất là việc Washington đồng ý chuyển giao 2 tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry đã qua sử dụng cho Đài Bắc.Được biết, Đài Loan sẽ chi ít nhất 240 triệu USD để mua lại hai tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry từ Mỹ. Đây chỉ là một phần trong thỏa thuận vũ khí trị giá hơn 1.8 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Obama vừa phê duyệt cho Đài Loan vào hôm 18/12. Bên cạnh đó cả hai tàu này sẽ được nâng cấp lại trước khi được chuyển giao cho Đài Loan và một phần quan trọng trong gói nâng cấp này là việc trang bị lại hệ thống định vị thủy âm chống ngầm thế hệ mới.Tàu hộ vệ tên lửa Oliver Hazard Perry hay còn được gọi là lớp Perry được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1977. Những chiếc cuối cùng thuộc lớp tàu hộ vệ này đã được Hải quân Mỹ cho nghỉ hưu vào tháng 9 năm nay. Tuy nhiên vẫn có một số lượng lớn các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Perry hoạt động trong lực lượng hải quân nhiều nước trên thế giới trong đó có Đài Loan.Với 71 chiếc được đóng từ năm 1975-2004, tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Perry là một trong những mẫu tàu chiến có số lượng lớn nhất từng được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị. Nó có lượng giãn nước tối đa khoảng 4.100 tấn và dài 408m với thủy thủ đoàn lên tới 176 người.Hệ thống vũ khí chính trên lớp tàu này gồm hải pháo OTO Melara 76mm như các tàu chiến cùng thời của Mỹ. Tuy nhiên nhằm dành vị trí cho hệ thống tên lửa dẫn đường nên pháo OTO Melara được bố trí sang phía mạn trái của tàu.Trong khi đó phía trước thượng tầng là hệ thống ống phóng tên lửa Mk 13 mang theo các tên lửa hải đối không RIM-66 Standard với tầm bắn hiệu quả lên tới 167km và mỗi chiếc tàu hộ vệ lớp Perry có thể mang theo tới 40 tên lửa loại này.Bên cạnh đó hệ thống ống phóng Mk 13 trên các tàu hộ vệ lớp Perry cũng có thể triển khai tên lửa chống hạm Harpoon hoặc tên lửa hải đối không RIM-24 Tartar.Hệ thống trang thiết bị điện tử trên các tàu hộ vệ lớp Perry không có quá nhiều thay đổi so với các phiên bản đầu tiên với hệ thống radar giám sát AN/SPS-49, AN/SPS-55 và hệ thống điều khiển hỏa lực Mk 92. Bên cạnh đó nó cũng được trang bị hệ thống định vị thủy âm dành cho chống ngầm và hệ thống tác chiến điện tử.Dù cho nghỉ hưu số lượng lớn tàu hộ vệ lớp Perry trong năm nay và cũng như những năm trước đó nhưng Mỹ vẫn tiến hành bảo dưỡng hoặc nâng cấp một phần số tàu này cho các hợp đồng chuyển giao vũ khí đã qua sử dụng cho một số quốc gia đồng mình trong đó có Đài Loan. Có một điểm đáng lưu ý là Đài Loan đã muốn mua các tàu này của Mỹ từ năm 2012 tuy nhiên trước sức ép từ Trung Quốc ý định trên luôn bị trì hoãn.Tuy nhiên trước đó vào những năm 1990, Mỹ đã bật đèn xanh cho Đài Loan sở hữu các công nghệ trên tàu hộ vệ lớp Perry để phát triển nên lớp tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Cheng Kung do Đài Loan tự đóng mới và Hải quân Đài Loan đã đưa vào trang bị khoảng 8 chiếc tàu hộ vệ lớp Cheng Kung từ năm 1993 đến 2004.Ngoài hệ thống vũ khí trên, tàu hộ vệ lớp Perry hoặc Cheng Kung đều có thể mang theo tới hai trực thăng hải quân SH-60 và chúng được sử dụng cho mục đích trinh sát trên biển hoặc chống ngầm.Trong ảnh là tàu USS Taylor (FFG-50) - một trong hai tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Perry mà Mỹ chuẩn bị chuyển giao cho Đài Loan sau khi chúng được nâng cấp.
Các hãng thông tấn hàng đầu của Mỹ và Đài Loan trong những ngày gần đây đều đưa tin về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua dự luật chuyển giao vũ khí mới cho Đài Loan nhằm giúp hòn đảo này tăng cường khả năng quốc phòng trước mối đe dọa từ bên ngoài. Trong đó đáng chú ý nhất là việc Washington đồng ý chuyển giao 2 tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry đã qua sử dụng cho Đài Bắc.
Được biết, Đài Loan sẽ chi ít nhất 240 triệu USD để mua lại hai tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry từ Mỹ. Đây chỉ là một phần trong thỏa thuận vũ khí trị giá hơn 1.8 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Obama vừa phê duyệt cho Đài Loan vào hôm 18/12. Bên cạnh đó cả hai tàu này sẽ được nâng cấp lại trước khi được chuyển giao cho Đài Loan và một phần quan trọng trong gói nâng cấp này là việc trang bị lại hệ thống định vị thủy âm chống ngầm thế hệ mới.
Tàu hộ vệ tên lửa Oliver Hazard Perry hay còn được gọi là lớp Perry được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1977. Những chiếc cuối cùng thuộc lớp tàu hộ vệ này đã được Hải quân Mỹ cho nghỉ hưu vào tháng 9 năm nay. Tuy nhiên vẫn có một số lượng lớn các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Perry hoạt động trong lực lượng hải quân nhiều nước trên thế giới trong đó có Đài Loan.
Với 71 chiếc được đóng từ năm 1975-2004, tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Perry là một trong những mẫu tàu chiến có số lượng lớn nhất từng được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị. Nó có lượng giãn nước tối đa khoảng 4.100 tấn và dài 408m với thủy thủ đoàn lên tới 176 người.
Hệ thống vũ khí chính trên lớp tàu này gồm hải pháo OTO Melara 76mm như các tàu chiến cùng thời của Mỹ. Tuy nhiên nhằm dành vị trí cho hệ thống tên lửa dẫn đường nên pháo OTO Melara được bố trí sang phía mạn trái của tàu.
Trong khi đó phía trước thượng tầng là hệ thống ống phóng tên lửa Mk 13 mang theo các tên lửa hải đối không RIM-66 Standard với tầm bắn hiệu quả lên tới 167km và mỗi chiếc tàu hộ vệ lớp Perry có thể mang theo tới 40 tên lửa loại này.
Bên cạnh đó hệ thống ống phóng Mk 13 trên các tàu hộ vệ lớp Perry cũng có thể triển khai tên lửa chống hạm Harpoon hoặc tên lửa hải đối không RIM-24 Tartar.
Hệ thống trang thiết bị điện tử trên các tàu hộ vệ lớp Perry không có quá nhiều thay đổi so với các phiên bản đầu tiên với hệ thống radar giám sát AN/SPS-49, AN/SPS-55 và hệ thống điều khiển hỏa lực Mk 92. Bên cạnh đó nó cũng được trang bị hệ thống định vị thủy âm dành cho chống ngầm và hệ thống tác chiến điện tử.
Dù cho nghỉ hưu số lượng lớn tàu hộ vệ lớp Perry trong năm nay và cũng như những năm trước đó nhưng Mỹ vẫn tiến hành bảo dưỡng hoặc nâng cấp một phần số tàu này cho các hợp đồng chuyển giao vũ khí đã qua sử dụng cho một số quốc gia đồng mình trong đó có Đài Loan. Có một điểm đáng lưu ý là Đài Loan đã muốn mua các tàu này của Mỹ từ năm 2012 tuy nhiên trước sức ép từ Trung Quốc ý định trên luôn bị trì hoãn.
Tuy nhiên trước đó vào những năm 1990, Mỹ đã bật đèn xanh cho Đài Loan sở hữu các công nghệ trên tàu hộ vệ lớp Perry để phát triển nên lớp tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Cheng Kung do Đài Loan tự đóng mới và Hải quân Đài Loan đã đưa vào trang bị khoảng 8 chiếc tàu hộ vệ lớp Cheng Kung từ năm 1993 đến 2004.
Ngoài hệ thống vũ khí trên, tàu hộ vệ lớp Perry hoặc Cheng Kung đều có thể mang theo tới hai trực thăng hải quân SH-60 và chúng được sử dụng cho mục đích trinh sát trên biển hoặc chống ngầm.
Trong ảnh là tàu USS Taylor (FFG-50) - một trong hai tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Perry mà Mỹ chuẩn bị chuyển giao cho Đài Loan sau khi chúng được nâng cấp.