Trong những năm 1980, Hải quân Liên Xô nhận thấy được sự cần thiết của việc phát triển một mẫu máy bay cảnh báo sớm (AWACS) hoạt động trên các tàu sân bay, tương tự những gì mà người Mỹ đã làm với những chiếc E-2 Hawkeye. Nhưng để phát triển một mẫu máy bay AWACS hoạt động trên các tàu sân bay lúc đó là điều không hề dễ dàng nhưng Antonov đã có câu trả lời cho Hải quân Liên Xô với Antonov An-71. Máy bay cảnh báo sớm An-71 được Antonov phát triển dựa trên dòng máy bay vận tải quân sự An-72 với thiết kế khung máy bay gần như được giữ nguyên và điểm khác biệt lớn nhất là việc An-71 là hệ thống radar Vega-M Kvant ở phía sau đuôi của nó.Việc sử dụng lại An-72 để phát triển An-71 được xem sẽ giúp Antonov rút ngắn được thời gian phát triển mẫu máy bay cảnh báo sớm này. Bên cạnh đó Antonov có thể tận dụng được tối đa dây chuyền sản xuất của An-72 trong việc sản xuất A-71 nếu như mẫu máy bay này được Hải quân Liên Xô thông qua. Trong ảnh là một chiếc An-72 vẫn còn đang hoạt động trong Không quân Angola.Tuy nhiên dù An-71 khá nổi bật trong các dòng máy bay AWACS do Liên Xô phát triển lúc đó nhưng nó lại sở hữu quá nhiều khuyết điểm để có thể cạnh tranh với Yakovlev Yak-44 - một mẫu máy bay cảnh báo sớm trên hạm cũng được phát triển vào thời điểm đó. Nhất là khi hệ thống radar hình dĩa Vega-M Kvant của An-71 bị đánh giá là hoạt động kém ổn định.Điều tạo nên hình dáng kỳ dị của An-71 cũng chính là hệ thống radar Vega-M Kvant khi nó được gắn cố định với cánh đuôi đứng của máy bay. Cũng vì điều này mà cánh đuôi của An-71 được đặt ngược lại so với An-72 nhằm cố định cho hệ thống radar hình đĩa. Trong khi đó Yak-44 lại có một giải pháp toàn diện hơn An-71 khi đặt hệ thống radar gần đuôi sau máy bay.Bên cạnh đó do có trọng tải lớn hơn, để có thể hoạt động được trên tàu sân bay An-71 được trang bị tới 3 động cơ gồm 2 động cơ phản chính Progress D-436K có thiết kế tương tự như An-72 và 1 động cơ phụ Rybinsk RD-38A có công suất 7.870 lbf được đặt phía sau đuôi máy bay.Antonov chỉ sản xuất được 3 nguyên mẫu duy nhất của An-71 trong suốt khoảng thời mẫu máy bay cảnh báo sớm này được phát triển. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của An-71 diễn ra vào 12/7/1985 và một thời gian sau đó đề án phát triển An-71 bị hủy bỏ do vướng phải một số hạn chế về mặt công nghệ.Trong ảnh là một trong những nguyên mẫu của An-71 được trưng bày tại bảo tàng hàng không quốc gia Ukraine sau khi nó được phục dựng lại vào năm 2010.Cận cảnh hệ thống radar hình dĩa Vega-M Kvant của An-71 cùng với đó là cánh đuôi ngược của nó. Vega-M Kvant được quảng cáo là có thể theo dõi 400 mục tiêu cùng lúc với tầm hoạt động lên tới 370km.Trong đầu những năm 2000, hãng Antonov nay đã thuộc sở hữu của Ukraine đã từng suýt xuất khẩu thành công An-71 cho Ấn Độ với đơn giá mỗi chiếc lên tới 200 triệu USD. Tuy nhiên hợp đồng này đã nhanh chóng bị đổ vỡ không lâu sau khi được công bố.Máy bay cảnh báo sớm An-71 có phi hành đoàn gồm 6 người bao gồm cả 2 phi công, trần bay tối đa của nó khoảng hơn 10.000m với vận tốc bay tối đa là 650km/h. Có một điểm đáng chú ý là dù được thiết kế để có thể hoạt động trên tàu sân bay nhưng cả 3 nguyên mẫu của An-71 đều được trang bị cánh cố định thay vì cánh gấp như trên Yak-44.
Trong những năm 1980, Hải quân Liên Xô nhận thấy được sự cần thiết của việc phát triển một mẫu máy bay cảnh báo sớm (AWACS) hoạt động trên các tàu sân bay, tương tự những gì mà người Mỹ đã làm với những chiếc E-2 Hawkeye. Nhưng để phát triển một mẫu máy bay AWACS hoạt động trên các tàu sân bay lúc đó là điều không hề dễ dàng nhưng Antonov đã có câu trả lời cho Hải quân Liên Xô với Antonov An-71.
Máy bay cảnh báo sớm An-71 được Antonov phát triển dựa trên dòng máy bay vận tải quân sự An-72 với thiết kế khung máy bay gần như được giữ nguyên và điểm khác biệt lớn nhất là việc An-71 là hệ thống radar Vega-M Kvant ở phía sau đuôi của nó.
Việc sử dụng lại An-72 để phát triển An-71 được xem sẽ giúp Antonov rút ngắn được thời gian phát triển mẫu máy bay cảnh báo sớm này. Bên cạnh đó Antonov có thể tận dụng được tối đa dây chuyền sản xuất của An-72 trong việc sản xuất A-71 nếu như mẫu máy bay này được Hải quân Liên Xô thông qua. Trong ảnh là một chiếc An-72 vẫn còn đang hoạt động trong Không quân Angola.
Tuy nhiên dù An-71 khá nổi bật trong các dòng máy bay AWACS do Liên Xô phát triển lúc đó nhưng nó lại sở hữu quá nhiều khuyết điểm để có thể cạnh tranh với Yakovlev Yak-44 - một mẫu máy bay cảnh báo sớm trên hạm cũng được phát triển vào thời điểm đó. Nhất là khi hệ thống radar hình dĩa Vega-M Kvant của An-71 bị đánh giá là hoạt động kém ổn định.
Điều tạo nên hình dáng kỳ dị của An-71 cũng chính là hệ thống radar Vega-M Kvant khi nó được gắn cố định với cánh đuôi đứng của máy bay. Cũng vì điều này mà cánh đuôi của An-71 được đặt ngược lại so với An-72 nhằm cố định cho hệ thống radar hình đĩa. Trong khi đó Yak-44 lại có một giải pháp toàn diện hơn An-71 khi đặt hệ thống radar gần đuôi sau máy bay.
Bên cạnh đó do có trọng tải lớn hơn, để có thể hoạt động được trên tàu sân bay An-71 được trang bị tới 3 động cơ gồm 2 động cơ phản chính Progress D-436K có thiết kế tương tự như An-72 và 1 động cơ phụ Rybinsk RD-38A có công suất 7.870 lbf được đặt phía sau đuôi máy bay.
Antonov chỉ sản xuất được 3 nguyên mẫu duy nhất của An-71 trong suốt khoảng thời mẫu máy bay cảnh báo sớm này được phát triển. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của An-71 diễn ra vào 12/7/1985 và một thời gian sau đó đề án phát triển An-71 bị hủy bỏ do vướng phải một số hạn chế về mặt công nghệ.
Trong ảnh là một trong những nguyên mẫu của An-71 được trưng bày tại bảo tàng hàng không quốc gia Ukraine sau khi nó được phục dựng lại vào năm 2010.
Cận cảnh hệ thống radar hình dĩa Vega-M Kvant của An-71 cùng với đó là cánh đuôi ngược của nó. Vega-M Kvant được quảng cáo là có thể theo dõi 400 mục tiêu cùng lúc với tầm hoạt động lên tới 370km.
Trong đầu những năm 2000, hãng Antonov nay đã thuộc sở hữu của Ukraine đã từng suýt xuất khẩu thành công An-71 cho Ấn Độ với đơn giá mỗi chiếc lên tới 200 triệu USD. Tuy nhiên hợp đồng này đã nhanh chóng bị đổ vỡ không lâu sau khi được công bố.
Máy bay cảnh báo sớm An-71 có phi hành đoàn gồm 6 người bao gồm cả 2 phi công, trần bay tối đa của nó khoảng hơn 10.000m với vận tốc bay tối đa là 650km/h. Có một điểm đáng chú ý là dù được thiết kế để có thể hoạt động trên tàu sân bay nhưng cả 3 nguyên mẫu của An-71 đều được trang bị cánh cố định thay vì cánh gấp như trên Yak-44.