Arleigh Burke DDG-51 là mẫu khu trục hạm được chế tạo số lượng nhiều hơn bất kỳ lớp tàu khu trục nào trên thế giới hiện nay. Nó là một trong những thiết kế tàu khu trục thành công nhất thế giới và là số 1 trong lịch sử nước Mỹ tính tới thời điểm hiện tại. Nó có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn mặt đất và đóng vai trò then chốt trong thành phần lá chắn tên lửa đạn đạo mà Washington đang thiết lập.Nhận thấy sự ưu việt của lớp khu trục hạm Arleigh Burke, một số quốc gia đồng minh của Mỹ cả trong và ngoài NATO như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Tây Ban Nha, Na Uy đã mua lại thiết kế để sản xuất ra những phiên bản Aegis của riêng mình. Ngoài ra, Trung Quốc thì mô phỏng lại theo cách “vi phạm bản quyền”.Kongo là lớp tàu khu trục tên lửa kiểu Aegis đầu tiên của Nhật Bản và cũng là lớp tàu Aegis đầu tiên ngoài nước Mỹ. Kongo được thiết kế theo nguyên mẫu Arleigh Burke Flight I với phần đuôi kéo dài và không có nhà chứa trực thăng.Hiện tại, Hải quân Nhật Bản có 4 tàu khu trục lớp Kongo gồm: DDG-173 Kongo, DDG-174 Kirishima, DDG-175 Myoko và DDG-176 Chokai. Ảnh: Khu trục hạm DDG-174 Kirishima của Nhật đỗ cạnh người anh em song sinh DDG-62 Fitzgerald của Mỹ.Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng 4 tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Hải quân Nhật Bản vẫn chưa hài lòng và quyết định phát triển nâng cấp Kongo và khu trục hạm Atago ra đời chính là kết quả của chương trình này.Về cơ bản, tàu khu trục Aegis lớp Atago giống với Kongo, tuy nhiên Atago được kéo dài phần boong phía sau để bổ sung một nhà chứa cho trực thăng chống ngầm SH-60K, tàu mang theo 96 ống phóng Mk-41 thay vì 88 ống như Kongo.Đối với Hàn Quốc, khu trục hạm Sejong Đại Đế là chiến hạm hiện đại và lớn nhất của hải quân nước này, đồng thời đây cũng là lớp tàu khu trục Aegis lớn nhất thế giới với lượng giãn nước 11.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người.Álvaro de Bazán là lớp tàu chiến trang bị hệ thống Aegis của Hải quân Tây Ban Nha. Tàu có kích thước khá nhỏ bé so với các chiến hạm Aegis của Hàn Quốc hay Nhật Bản với chiều dài 146,7m; rộng 18,6m; tốc độ tối đa 28,5 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.500 hải lý.Cũng như Álvaro de Bazán, tàu hộ vệ tên lửa lớp F-310 Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy thấp bé nhẹ cân nhất trong gia đình chiến hạm Aegis trên thế giới với chiều dài 134m; rộng 16,8m; tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.500 hải lý.Khu trục hạm lớp Hobart, biến thể Aegis của Hải quân Australia hiện mới chỉ ở giai đoạn thi công. Tàu có chiều dài 147,2m; rộng 18,6m; tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ; tầm hoạt động 5.000 hải lý.Ngoài các lớp tàu trên, cũng có thể coi các tàu khu trục Type 052C/D của Hải quân Trung Quốc là một thành viên khác của gia đình chiến hạm Aegis trên thế giới. Tuy nhiên, lớp tàu này được đánh giá chỉ có cách bố trí radar là giống với hệ thống tác chiến Aegis còn tính năng thực tế thì thua kém rất nhiều.
Arleigh Burke DDG-51 là mẫu khu trục hạm được chế tạo số lượng nhiều hơn bất kỳ lớp tàu khu trục nào trên thế giới hiện nay. Nó là một trong những thiết kế tàu khu trục thành công nhất thế giới và là số 1 trong lịch sử nước Mỹ tính tới thời điểm hiện tại. Nó có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn mặt đất và đóng vai trò then chốt trong thành phần lá chắn tên lửa đạn đạo mà Washington đang thiết lập.
Nhận thấy sự ưu việt của lớp khu trục hạm Arleigh Burke, một số quốc gia đồng minh của Mỹ cả trong và ngoài NATO như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Tây Ban Nha, Na Uy đã mua lại thiết kế để sản xuất ra những phiên bản Aegis của riêng mình. Ngoài ra, Trung Quốc thì mô phỏng lại theo cách “vi phạm bản quyền”.
Kongo là lớp tàu khu trục tên lửa kiểu Aegis đầu tiên của Nhật Bản và cũng là lớp tàu Aegis đầu tiên ngoài nước Mỹ. Kongo được thiết kế theo nguyên mẫu Arleigh Burke Flight I với phần đuôi kéo dài và không có nhà chứa trực thăng.
Hiện tại, Hải quân Nhật Bản có 4 tàu khu trục lớp Kongo gồm: DDG-173 Kongo, DDG-174 Kirishima, DDG-175 Myoko và DDG-176 Chokai. Ảnh: Khu trục hạm DDG-174 Kirishima của Nhật đỗ cạnh người anh em song sinh DDG-62 Fitzgerald của Mỹ.
Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng 4 tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Hải quân Nhật Bản vẫn chưa hài lòng và quyết định phát triển nâng cấp Kongo và khu trục hạm Atago ra đời chính là kết quả của chương trình này.
Về cơ bản, tàu khu trục Aegis lớp Atago giống với Kongo, tuy nhiên Atago được kéo dài phần boong phía sau để bổ sung một nhà chứa cho trực thăng chống ngầm SH-60K, tàu mang theo 96 ống phóng Mk-41 thay vì 88 ống như Kongo.
Đối với Hàn Quốc, khu trục hạm Sejong Đại Đế là chiến hạm hiện đại và lớn nhất của hải quân nước này, đồng thời đây cũng là lớp tàu khu trục Aegis lớn nhất thế giới với lượng giãn nước 11.000 tấn và thủy thủ đoàn 300 người.
Álvaro de Bazán là lớp tàu chiến trang bị hệ thống Aegis của Hải quân Tây Ban Nha. Tàu có kích thước khá nhỏ bé so với các chiến hạm Aegis của Hàn Quốc hay Nhật Bản với chiều dài 146,7m; rộng 18,6m; tốc độ tối đa 28,5 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.500 hải lý.
Cũng như Álvaro de Bazán, tàu hộ vệ tên lửa lớp F-310 Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy thấp bé nhẹ cân nhất trong gia đình chiến hạm Aegis trên thế giới với chiều dài 134m; rộng 16,8m; tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.500 hải lý.
Khu trục hạm lớp Hobart, biến thể Aegis của Hải quân Australia hiện mới chỉ ở giai đoạn thi công. Tàu có chiều dài 147,2m; rộng 18,6m; tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ; tầm hoạt động 5.000 hải lý.
Ngoài các lớp tàu trên, cũng có thể coi các tàu khu trục Type 052C/D của Hải quân Trung Quốc là một thành viên khác của gia đình chiến hạm Aegis trên thế giới. Tuy nhiên, lớp tàu này được đánh giá chỉ có cách bố trí radar là giống với hệ thống tác chiến Aegis còn tính năng thực tế thì thua kém rất nhiều.