Không phải Panther hay Tiger mà Panzer IV mới là chiếc xe tăng được Đức sản xuất với số lượng lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, lên tới 8.500 chiếc gồm nhiều phiên bản. Đáng lưu ý, những chiếc xe tăng Panzer IV còn tham gia chiến đấu ở mặt trận Trung Đông tới tận những năm 1960.Xe tăng hạng trung Panzer IV được giới chuyên gia đánh giá là mạnh mẽ và đáng tin cậy, nó được sử dụng từ ngày đầu tới ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới 2. Trong suốt thời gian tham chiến, Panzer IV luôn tỏ ra mạnh mẽ hơn hẳn tăng hạng trung M4 Sherman (Mỹ), xe tăng T-34-76 của Liên Xô và thậm chí là cả xe tăng hạng nặng Churchill của Anh. Phải tới đầu năm 1944, khi T-34-85 ra đời thì Panzer IV mới thất thế hoàn toàn. Tuy nhiên, do thiếu hụt xe tăng Panther hiện đại hơn mà các sư đoàn tăng Panzer SS của Đức vẫn dùng Panzer IV tới cuối cuộc chiến.Xe tăng hạng trung Panzer IV do công ty Krupp thiết kế, được sản xuất bởi các nhà máy của Krupp, Vomag và Nibelungenwerk từ 1936-1945 với số lượng 8.500 chiếc. Panzer IV có trọng lượng khoảng 25 tấn, dài 7,02m, rộng 2,88m, cao 2,68m.Panzer IV được bọc giáp khá tốt, hơn hẳn T-34-76, với giáp trước dày tới 80mm, hai bên hông là 30mm và đuôi là 20mm.Panzer IV được trang bị động cơ xăng 12 xy lanh Maybach HL 120 công suất 296 mã lực cho tốc độ tối đa trên đường bằng khoảng 42km/h, trên đường trường 16km/h, tầm hoạt động 200km. Nhìn chung, tính cơ động của Panzer IV ở mức trung bình so với dòng tăng Sherman của Mỹ hay Comet của Anh.Về mặt hỏa lực, loạt sản xuất đầu tiên của dòng tăng hạng trung Panzer IV được trang bị khẩu pháo nòng ngắn 75mm Kwk 37 L/24 có tốc độ bắn thấp được thiết kế chủ yếu là để xuyên giáp. Khi chống lại các mục tiêu bọc thép, thì pháo sử dụng đạn Panzergranate (đạn xuyên hỗn hợp cứng) với sơ tốc đạn là 430 mét mỗi giây.KwK 37 có thể xuyên vào 43 mm ở độ nghiêng 30 độ, phạm vi lên đến 700 mét.Tới cuối những năm 1941, loạt xe tăng Panzer IV mới được trang bị pháo nòng dài 75mm KwK 40 L/43 với nòng dài hơn. Khi bắn đạn xuyên giáp, sơ tốc đạn của súng đã được tăng từ 430 m/s đến 990 m/s. Ban đầu, khẩu súng đã được gắn với một khoang đạn, bộ hãm nòng, nên độ giật được giảm tới 50%.Loại pháo này bắn đạn Panzergranate 39, KwK 40 L/43 có thể xuyên tới 77 mm của giáp thép ở phạm vi 1.830m.Kể từ đó tới những chiếc Panzer IV cuối cùng, không loại pháo nào khác được trang bị cho nó ngoài khẩu KwK 40 L/43. Các cải tiến sửa đổi chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp giáp xe nhằm chống lại các khẩu pháo chống tăng uy lực của Liên Xô.Trong ảnh là một phương án nâng cấp giáp xe tăng Panzer IV - phiên bản này được gọi là Panzer IV Ausf H với bổ sung thêm tấm giáp hông dày 5mm che phần lớn hệ thống treo. Ngoài ra, các bề mặt thẳng đứng của xe tăng được dán Zimerit - lớp phủ vỏ ngoài nhằm chống lại các mìn từ tính của quân đồng minh.Kíp lái của tăng Panzer IV gồm 5 người: Chỉ huy, pháo thủ, nạp đạn viên, lái xe, liên lạc viên/xạ thủ súng máy.Trên cơ sở Panzer IV, người Đức cũng phát triển thêm một số phiên bản pháo tự hành khác, nổi bật trong số đó là pháo tự hành chống tăng Jagdpanzer IV - trang bị khẩu pháo chống tăng 75mm L/48.Hay pháo tự hành yểm trợ bộ binh Sturmpanzer IV trang bị nòng pháo 150mm.Pháo phòng không tự hành Wirbelwind dùng khung gầm Panzer IV, trang bị khẩu pháo phòng không 20mm hoặc 37mm.
Không phải Panther hay Tiger mà Panzer IV mới là chiếc xe tăng được Đức sản xuất với số lượng lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, lên tới 8.500 chiếc gồm nhiều phiên bản. Đáng lưu ý, những chiếc xe tăng Panzer IV còn tham gia chiến đấu ở mặt trận Trung Đông tới tận những năm 1960.
Xe tăng hạng trung Panzer IV được giới chuyên gia đánh giá là mạnh mẽ và đáng tin cậy, nó được sử dụng từ ngày đầu tới ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới 2. Trong suốt thời gian tham chiến, Panzer IV luôn tỏ ra mạnh mẽ hơn hẳn tăng hạng trung M4 Sherman (Mỹ), xe tăng T-34-76 của Liên Xô và thậm chí là cả xe tăng hạng nặng Churchill của Anh. Phải tới đầu năm 1944, khi T-34-85 ra đời thì Panzer IV mới thất thế hoàn toàn. Tuy nhiên, do thiếu hụt xe tăng Panther hiện đại hơn mà các sư đoàn tăng Panzer SS của Đức vẫn dùng Panzer IV tới cuối cuộc chiến.
Xe tăng hạng trung Panzer IV do công ty Krupp thiết kế, được sản xuất bởi các nhà máy của Krupp, Vomag và Nibelungenwerk từ 1936-1945 với số lượng 8.500 chiếc. Panzer IV có trọng lượng khoảng 25 tấn, dài 7,02m, rộng 2,88m, cao 2,68m.
Panzer IV được bọc giáp khá tốt, hơn hẳn T-34-76, với giáp trước dày tới 80mm, hai bên hông là 30mm và đuôi là 20mm.
Panzer IV được trang bị động cơ xăng 12 xy lanh Maybach HL 120 công suất 296 mã lực cho tốc độ tối đa trên đường bằng khoảng 42km/h, trên đường trường 16km/h, tầm hoạt động 200km. Nhìn chung, tính cơ động của Panzer IV ở mức trung bình so với dòng tăng Sherman của Mỹ hay Comet của Anh.
Về mặt hỏa lực, loạt sản xuất đầu tiên của dòng tăng hạng trung Panzer IV được trang bị khẩu pháo nòng ngắn 75mm Kwk 37 L/24 có tốc độ bắn thấp được thiết kế chủ yếu là để xuyên giáp. Khi chống lại các mục tiêu bọc thép, thì pháo sử dụng đạn Panzergranate (đạn xuyên hỗn hợp cứng) với sơ tốc đạn là 430 mét mỗi giây.
KwK 37 có thể xuyên vào 43 mm ở độ nghiêng 30 độ, phạm vi lên đến 700 mét.
Tới cuối những năm 1941, loạt xe tăng Panzer IV mới được trang bị pháo nòng dài 75mm KwK 40 L/43 với nòng dài hơn. Khi bắn đạn xuyên giáp, sơ tốc đạn của súng đã được tăng từ 430 m/s đến 990 m/s. Ban đầu, khẩu súng đã được gắn với một khoang đạn, bộ hãm nòng, nên độ giật được giảm tới 50%.
Loại pháo này bắn đạn Panzergranate 39, KwK 40 L/43 có thể xuyên tới 77 mm của giáp thép ở phạm vi 1.830m.
Kể từ đó tới những chiếc Panzer IV cuối cùng, không loại pháo nào khác được trang bị cho nó ngoài khẩu KwK 40 L/43. Các cải tiến sửa đổi chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp giáp xe nhằm chống lại các khẩu pháo chống tăng uy lực của Liên Xô.
Trong ảnh là một phương án nâng cấp giáp xe tăng Panzer IV - phiên bản này được gọi là Panzer IV Ausf H với bổ sung thêm tấm giáp hông dày 5mm che phần lớn hệ thống treo. Ngoài ra, các bề mặt thẳng đứng của xe tăng được dán Zimerit - lớp phủ vỏ ngoài nhằm chống lại các mìn từ tính của quân đồng minh.
Kíp lái của tăng Panzer IV gồm 5 người: Chỉ huy, pháo thủ, nạp đạn viên, lái xe, liên lạc viên/xạ thủ súng máy.
Trên cơ sở Panzer IV, người Đức cũng phát triển thêm một số phiên bản pháo tự hành khác, nổi bật trong số đó là pháo tự hành chống tăng Jagdpanzer IV - trang bị khẩu pháo chống tăng 75mm L/48.
Hay pháo tự hành yểm trợ bộ binh Sturmpanzer IV trang bị nòng pháo 150mm.
Pháo phòng không tự hành Wirbelwind dùng khung gầm Panzer IV, trang bị khẩu pháo phòng không 20mm hoặc 37mm.