Súng máy hạng nặng M2 Browning cỡ nòng .50 BMG (12.7×99mm chuẩn NATO) có lẽ đã là cái tên quá quen thuộc trong quân đội nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng Quân đội Mỹ từng phát triển M2 thành các loại vũ khí phòng không trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với hai biến thể nổi tiếng nhất là hệ thống súng phòng không tự hành M16 và súng phòng không M45. Súng máy phòng không tự hành M16 là biến thể cơ giới hóa của M45 khi nó được đặt trên khung gầm xe bọc thép M3 Half-track nhằm tăng tính cơ động cho loại pháo cao xạ này. Còn về thiết kế cơ bản của M45 trên M16 vẫn được giữ nguyên với cụm bốn súng máy M2 mỗi khẩu được trang bị 200 viên đạn.Cả M45 hay M16 đều được điều khiển bởi một xạ thủ duy nhất có khả năng quay 360 độ với góc nâng hạ từ -10 độ đến 90 độ, toàn bộ các hệ thống cơ khí trên hai mẫu súng phòng không này đều được vận hành bằng điện với ắc quy sạc riêng.Còn về cách vận hành cụm súng máy trên M45, xạ thủ có thể bắn đồng thời cùng một lúc cả bốn khẩu hoặc bằng từng cặp súng với nhau tùy theo yêu cầu tác chiến. Thiết kế này được cho là tránh trường hợp cả bốn khẩu M2 bị vô hiệu hóa khi nòng của chúng quá nóng, đây cũng chính là điểm yếu lớn nhất của M2 trên chiến trường.Trong ảnh là một nguyên mẫu súng phòng không M45 với nguồn điện hoạt động bằng ắc quy xe hơi. Như ta có thể thấy vị trí ngồi của xạ thủ M45 cũng được bọc thép nhằm bảo vệ tối đa binh sĩ này.Bên cạnh việc được đặt trên M3 Half-track, M45 cũng được tích hợp trên nhiều nền tảng cơ giới khác nhau của Quân đội Mỹ từ xe tải, khung gầm bánh xích cho đến cả tàu tuần tra.Dù tầm bắn hiệu quả của M2 cho phòng không khá hạn chế, nhưng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nó vẫn hiệu quả khi được sử dụng để đối phó với các máy bay chiến đấu của quân Đức. Ngoài ra với thiết kế của M45, súng phòng không này còn có thể trở thành mẫu vũ khí chống bộ binh hiệu quả trên chiến trường với tốc độ bắn lên tới 600 viên/phút.Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, vai trò của M45 hay M16 ngày càng mờ nhạt khi nó không còn đủ khả năng tác chiến phòng không và chỉ có thể được sử dụng để chống bộ binh hay phòng thủ các cứ điểm. Điều này được thấy rõ qua các cuộc chiến tại Bán đảo Triều Tiên hay Việt Nam.Nguyên mẫu M45 tại một hội chợ vũ khí ở Mỹ nó thuộc một bộ sưu tập vũ khí tư nhân.Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mỹ đã cho sản xuất hàng loạt M45 với số lượng lên tới hàng ngàn đơn vị trong số đó có hơn 3.500 chiếc M16 hoạt động chủ yếu ở Mặt trận phía Tây.Hình ảnh M3 Half-track cùng M45 đã trở một trong những biểu tượng của nước Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 trong các bảo tàng lịch sử quân sự trên khắp thế giới.Hình ảnh binh sĩ Mỹ trên súng phòng không tự hành M16 tại chiến trường Châu Âu cả bốn khẩu M2 đều được khai hỏa cùng một lúc.
Súng máy hạng nặng M2 Browning cỡ nòng .50 BMG (12.7×99mm chuẩn NATO) có lẽ đã là cái tên quá quen thuộc trong quân đội nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng Quân đội Mỹ từng phát triển M2 thành các loại vũ khí phòng không trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với hai biến thể nổi tiếng nhất là hệ thống súng phòng không tự hành M16 và súng phòng không M45.
Súng máy phòng không tự hành M16 là biến thể cơ giới hóa của M45 khi nó được đặt trên khung gầm xe bọc thép M3 Half-track nhằm tăng tính cơ động cho loại pháo cao xạ này. Còn về thiết kế cơ bản của M45 trên M16 vẫn được giữ nguyên với cụm bốn súng máy M2 mỗi khẩu được trang bị 200 viên đạn.
Cả M45 hay M16 đều được điều khiển bởi một xạ thủ duy nhất có khả năng quay 360 độ với góc nâng hạ từ -10 độ đến 90 độ, toàn bộ các hệ thống cơ khí trên hai mẫu súng phòng không này đều được vận hành bằng điện với ắc quy sạc riêng.
Còn về cách vận hành cụm súng máy trên M45, xạ thủ có thể bắn đồng thời cùng một lúc cả bốn khẩu hoặc bằng từng cặp súng với nhau tùy theo yêu cầu tác chiến. Thiết kế này được cho là tránh trường hợp cả bốn khẩu M2 bị vô hiệu hóa khi nòng của chúng quá nóng, đây cũng chính là điểm yếu lớn nhất của M2 trên chiến trường.
Trong ảnh là một nguyên mẫu súng phòng không M45 với nguồn điện hoạt động bằng ắc quy xe hơi. Như ta có thể thấy vị trí ngồi của xạ thủ M45 cũng được bọc thép nhằm bảo vệ tối đa binh sĩ này.
Bên cạnh việc được đặt trên M3 Half-track, M45 cũng được tích hợp trên nhiều nền tảng cơ giới khác nhau của Quân đội Mỹ từ xe tải, khung gầm bánh xích cho đến cả tàu tuần tra.
Dù tầm bắn hiệu quả của M2 cho phòng không khá hạn chế, nhưng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nó vẫn hiệu quả khi được sử dụng để đối phó với các máy bay chiến đấu của quân Đức. Ngoài ra với thiết kế của M45, súng phòng không này còn có thể trở thành mẫu vũ khí chống bộ binh hiệu quả trên chiến trường với tốc độ bắn lên tới 600 viên/phút.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, vai trò của M45 hay M16 ngày càng mờ nhạt khi nó không còn đủ khả năng tác chiến phòng không và chỉ có thể được sử dụng để chống bộ binh hay phòng thủ các cứ điểm. Điều này được thấy rõ qua các cuộc chiến tại Bán đảo Triều Tiên hay Việt Nam.
Nguyên mẫu M45 tại một hội chợ vũ khí ở Mỹ nó thuộc một bộ sưu tập vũ khí tư nhân.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mỹ đã cho sản xuất hàng loạt M45 với số lượng lên tới hàng ngàn đơn vị trong số đó có hơn 3.500 chiếc M16 hoạt động chủ yếu ở Mặt trận phía Tây.
Hình ảnh M3 Half-track cùng M45 đã trở một trong những biểu tượng của nước Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 trong các bảo tàng lịch sử quân sự trên khắp thế giới.
Hình ảnh binh sĩ Mỹ trên súng phòng không tự hành M16 tại chiến trường Châu Âu cả bốn khẩu M2 đều được khai hỏa cùng một lúc.