Việc dùng các biến thể 2 chỗ ngồi phát triển dựa trên tiêm kích đa năng chủ lực sẽ giúp huấn luyện phi công thực chiến hiệu quả hơn. Các phi công kỳ cựu ở căn cứ chiến đấu có thể truyền đạt kinh nghiệm cho phi công trẻ dễ dàng hơn. Trong ảnh là biến thể Su-27UB huấn luyện 2 chỗ ngồi được phát triển dựa trên tiêm kích đa năng huyền thoại Su-27.Loại máy bay này được phát triển dựa trên Su-27 do Công ty Irkut thực hiện từ năm 1986. Đến năm 1998, có hơn 120 chiếc Su-27UB đã được sản xuất. Phiên bản xuất khẩu của nó có tên là Su-27UBK.Thông thường thì biến thể huấn luyện sẽ gỡ bỏ radar để nhường chỗ cho các thiết bị huấn luyện. Dẫu vậy, Su-27UB vẫn có thể chiến đấu với pháo 30mm, 10 giá treo mang được tên lửa tầm nhiệt, bom, rocket.Máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB có cabin lớn hơn Su-27 một chỗ ngồi. Đồng thời chiều cao máy bay cũng được nâng lên từ 5,9 m thành 6,3 m, kể cả trọng lượng rỗng và trọng lượng cất cánh cũng nặng hơn 1.000 kg so với Su-27 trước đó.Mặc dù Su-27UB có tốc độ tối đa 2.125 km/h thấp hơn so với Su-27 nhưng lại có pham vi hoạt động 3.600 km, xa hơn so với Su-27 phiên bản chiến đấu cơ một chỗ ngồi.Các loại máy bay chiến đấu huấn luyện 2 chỗ ngồi này thường được trang bị ngay tại các đơn vị chiến đấu - dùng để huấn luyện phi công trẻ, hoặc huấn luyện bổ sung cả những phi công kỳ cựu. Trong ảnh là mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29UB - biến thể huấn luyện của dòng tiêm kích đánh chặn MiG-29.Biến thể huấn luyện MiG-29UB được phát triển dựa trên thế hệ đầu tiên dòng MiG-29. Nó được mở rộng buồng lái (2 chỗ ngồi), giữ nguyên hầu hết các thành phần chính.Tuy nhiên, riêng radar thì bị tháo bỏ để nhường chỗ cho các thiết bị huấn luyện giả lập cho phi công. Với vai trò là tiêm kích đánh chặn thì việc bị tháo bỏ radar chẳng khác nào "tước vũ khí chính" của MiG-29 khiến khả năng tác chiến của MiG-29 sẽ chỉ dừng lại ở việc mang được tên lửa tầm ngắn, bom, rocket.
Việc dùng các biến thể 2 chỗ ngồi phát triển dựa trên tiêm kích đa năng chủ lực sẽ giúp huấn luyện phi công thực chiến hiệu quả hơn. Các phi công kỳ cựu ở căn cứ chiến đấu có thể truyền đạt kinh nghiệm cho phi công trẻ dễ dàng hơn. Trong ảnh là biến thể Su-27UB huấn luyện 2 chỗ ngồi được phát triển dựa trên tiêm kích đa năng huyền thoại Su-27.
Loại máy bay này được phát triển dựa trên Su-27 do Công ty Irkut thực hiện từ năm 1986. Đến năm 1998, có hơn 120 chiếc Su-27UB đã được sản xuất. Phiên bản xuất khẩu của nó có tên là Su-27UBK.
Thông thường thì biến thể huấn luyện sẽ gỡ bỏ radar để nhường chỗ cho các thiết bị huấn luyện. Dẫu vậy, Su-27UB vẫn có thể chiến đấu với pháo 30mm, 10 giá treo mang được tên lửa tầm nhiệt, bom, rocket.
Máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB có cabin lớn hơn Su-27 một chỗ ngồi. Đồng thời chiều cao máy bay cũng được nâng lên từ 5,9 m thành 6,3 m, kể cả trọng lượng rỗng và trọng lượng cất cánh cũng nặng hơn 1.000 kg so với Su-27 trước đó.
Mặc dù Su-27UB có tốc độ tối đa 2.125 km/h thấp hơn so với Su-27 nhưng lại có pham vi hoạt động 3.600 km, xa hơn so với Su-27 phiên bản chiến đấu cơ một chỗ ngồi.
Các loại máy bay chiến đấu huấn luyện 2 chỗ ngồi này thường được trang bị ngay tại các đơn vị chiến đấu - dùng để huấn luyện phi công trẻ, hoặc huấn luyện bổ sung cả những phi công kỳ cựu. Trong ảnh là mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29UB - biến thể huấn luyện của dòng tiêm kích đánh chặn MiG-29.
Biến thể huấn luyện MiG-29UB được phát triển dựa trên thế hệ đầu tiên dòng MiG-29. Nó được mở rộng buồng lái (2 chỗ ngồi), giữ nguyên hầu hết các thành phần chính.
Tuy nhiên, riêng radar thì bị tháo bỏ để nhường chỗ cho các thiết bị huấn luyện giả lập cho phi công. Với vai trò là tiêm kích đánh chặn thì việc bị tháo bỏ radar chẳng khác nào "tước vũ khí chính" của MiG-29 khiến khả năng tác chiến của MiG-29 sẽ chỉ dừng lại ở việc mang được tên lửa tầm ngắn, bom, rocket.