Súng máy hạng nhẹ mà Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên là loại DP-27, bản hiện đại hóa DPM và bản sao của Trung Quốc là Type 53. Chúng sử dụng đạn 7,62x54 mm R trong băng đạn đĩa 47 viên. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có công nông Hồng vệ binh sử dụng loại này.Thay vào đó là bản hiện đại hóa 1946, RP-46. So với DP-27 và DPM, RP-46 đã có nhiều khác biệt, súng to hơn, nặng hơn, sử dụng cùng cỡ đạn nhưng có thể lắp hộp tiếp đạn 200 đến 250 viên. Phiên bản Trung Quốc và Triều Tiên của nó lần lượt mang tên Type 58LMG và Type 64 đều được KPA sử dụng.
Trung liên RPD và bản sao của nó tại Triều Tiên sản xuất năm 1962 là Type 62 đã từng là trung liên phổ thông nhất của KPA. Hiện này chúng dần được thay thế bằng RPK, RPK-74 và phiên bản RPK do Triều Tiên sản xuất.
Một loại súng máy độc đáo riêng có của Triều Tiên là Type 73. Chúng được cho là sự pha trộn giữa dòng PK của Nga và Vz.52 LMG của Czech. Nó sử dụng đạn 7,62x54 mmR, tốc độ bắn 600-700 viên/phút, nặng 10,6 kg, Type 73 nằm giữa phân khúc đại và trung liên.
Type 73 có thể sử dụng cả băng tiếp đạn dây qua một cửa bên thân súng hoặc hộp tiếp đạn qua một cửa trên lưng súng. Thiết kế này là để tận dụng tối đa các nguồn đạn trên chiến trường. Type 73 cũng có phiên bản mạ Crome trang bị cho các cận vệ của lãnh tụ hoặc sử dụng trong nghi lễ.
Theo nhiều nguồn, đại liên PKM hay phiên bản tại Trung Quốc có tên Type 80 cũng được sử dụng tại Triều Tiên.
Trước và trong chiến tranh Triều Tiên, KPA sử dụng đại liên Maxim 1910/30 và SG-43. Hiện tại những vũ khí này đã được chuyển sang cho lực lượng công nông Hồng vệ binh.
Thay vào đó là đại liên DShK đạn 12,7x109 mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, sử dụng trong vai trò chống bộ binh và phòng không. Đặc biệt trọng liên KPV dùng đạn 14,5x115 mm được ứng dụng nhiều.
Theo giấy phép của Liên Xô, Triều Tiên sử dụng KPV để tạo ra các loại pháo phòng không ZPU-1, ZPU-2, ZPU-4.
Tổ hợp phòng không ZPU-4 và hai tên lửa Igla đặt trên khung gầm Zil-130 của Triều Tiên.
KPA cũng được trang bị súng phóng lựu liên thanh AGS-17 30 mm, có tốc độ bắn 350-400 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.800 m với kính ngắm quang học.
Những vũ khí chống tăng đầu tiên tiên của Triều Tiên là súng trường chống tăng Boys 13,9 mm và PTRS-41 dùng đạn 14,5 mm. Trong hình: phía Mỹ và khẩu Boys thu được của quân Triều Tiên trong chiến tranh.
Trong chiến tranh Triều Tiên, KPA sử dụng súng chống tăng M20 Super Bazooka tịch thu được của đối phương và bản sao của nó do Trung Quốc sản xuất mang tên Type 51. Súng dài 1.524 mm, cỡ nòng 89 mm, tầm bắn hiệu quả 150 m, sức xuyên thép 200 mm.
Sau chiến tranh, Triều Tiên bắt đầu được Liên Xô viện trợ súng chống tăng RPG-2 (Trung Quốc sao chép thành Type 56). Hiện nay, RPG-2 được dùng bởi dân quân RKKG.
KPA sử dụng RPG-7 (Type 69) và đặc biệt họ còn nâng cấp đầu đạn lên dạng tandem tương tự RPG-7VR có sức công phá lớn hơn và chống được giáp phản ứng nổ. Đây là thiết kế cũ nhưng hiện tại vẫn rất hiệu quả, đặc biệt là ở những nước nhiều đồi núi như Triều Tiên.
Súng máy hạng nhẹ mà
Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên là loại DP-27, bản hiện đại hóa DPM và bản sao của
Trung Quốc là Type 53. Chúng sử dụng đạn 7,62x54 mm R trong băng đạn đĩa 47 viên. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có công nông Hồng vệ binh sử dụng loại này.
Thay vào đó là bản hiện đại hóa 1946, RP-46. So với DP-27 và DPM, RP-46 đã có nhiều khác biệt, súng to hơn, nặng hơn, sử dụng cùng cỡ đạn nhưng có thể lắp hộp tiếp đạn 200 đến 250 viên. Phiên bản Trung Quốc và Triều Tiên của nó lần lượt mang tên Type 58LMG và Type 64 đều được KPA sử dụng.
Trung liên RPD và bản sao của nó tại Triều Tiên sản xuất năm 1962 là Type 62 đã từng là trung liên phổ thông nhất của KPA. Hiện này chúng dần được thay thế bằng RPK, RPK-74 và phiên bản RPK do Triều Tiên sản xuất.
Một loại súng máy độc đáo riêng có của Triều Tiên là Type 73. Chúng được cho là sự pha trộn giữa dòng PK của Nga và Vz.52 LMG của Czech. Nó sử dụng đạn 7,62x54 mmR, tốc độ bắn 600-700 viên/phút, nặng 10,6 kg, Type 73 nằm giữa phân khúc đại và trung liên.
Type 73 có thể sử dụng cả băng tiếp đạn dây qua một cửa bên thân súng hoặc hộp tiếp đạn qua một cửa trên lưng súng. Thiết kế này là để tận dụng tối đa các nguồn đạn trên chiến trường. Type 73 cũng có phiên bản mạ Crome trang bị cho các cận vệ của lãnh tụ hoặc sử dụng trong nghi lễ.
Theo nhiều nguồn, đại liên PKM hay phiên bản tại Trung Quốc có tên Type 80 cũng được sử dụng tại Triều Tiên.
Trước và trong chiến tranh Triều Tiên, KPA sử dụng đại liên Maxim 1910/30 và SG-43. Hiện tại những vũ khí này đã được chuyển sang cho lực lượng công nông Hồng vệ binh.
Thay vào đó là đại liên DShK đạn 12,7x109 mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, sử dụng trong vai trò chống bộ binh và phòng không. Đặc biệt trọng liên KPV dùng đạn 14,5x115 mm được ứng dụng nhiều.
Theo giấy phép của Liên Xô, Triều Tiên sử dụng KPV để tạo ra các loại pháo phòng không ZPU-1, ZPU-2, ZPU-4.
Tổ hợp phòng không ZPU-4 và hai tên lửa Igla đặt trên khung gầm Zil-130 của Triều Tiên.
KPA cũng được trang bị súng phóng lựu liên thanh AGS-17 30 mm, có tốc độ bắn 350-400 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.800 m với kính ngắm quang học.
Những vũ khí chống tăng đầu tiên tiên của Triều Tiên là súng trường chống tăng Boys 13,9 mm và PTRS-41 dùng đạn 14,5 mm. Trong hình: phía Mỹ và khẩu Boys thu được của quân Triều Tiên trong chiến tranh.
Trong chiến tranh Triều Tiên, KPA sử dụng súng chống tăng M20 Super Bazooka tịch thu được của đối phương và bản sao của nó do Trung Quốc sản xuất mang tên Type 51. Súng dài 1.524 mm, cỡ nòng 89 mm, tầm bắn hiệu quả 150 m, sức xuyên thép 200 mm.
Sau chiến tranh, Triều Tiên bắt đầu được Liên Xô viện trợ súng chống tăng RPG-2 (Trung Quốc sao chép thành Type 56). Hiện nay, RPG-2 được dùng bởi dân quân RKKG.
KPA sử dụng RPG-7 (Type 69) và đặc biệt họ còn nâng cấp đầu đạn lên dạng tandem tương tự RPG-7VR có sức công phá lớn hơn và chống được giáp phản ứng nổ. Đây là thiết kế cũ nhưng hiện tại vẫn rất hiệu quả, đặc biệt là ở những nước nhiều đồi núi như Triều Tiên.