Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng nhưng lại có uy lực cực kỳ khủng khiếp, vì vậy không lạ khi Triều Tiên phát triển ồ ạt các kiểu pháo phản lực như vậy. Hiện nay, nước này đang duy trì hoạt động của khoảng 19-20 kiểu pháo phản lực với số lượng không rõ ràng, cũng có thể là từ vài nghìn tới hàng chục nghìn. Trong ảnh là pháo phản lực xe kéo Type 63 do Trung Quốc thiết kế. Type 63 kết cấu với 12 ống phóng cỡ 107mm, tầm bắn đạt 8,05km.
Từ cơ sở Type 63, Triều Tiên đã phát triển nhiều loại pháo phản lực tự hành khác nhau. Trong ảnh là bệ pháo phản lực Type 63 đặt trên khung bệ xe vận tải Sungri-61NA do Triều Tiên sản xuất.
Trong ảnh là pháo phản lực Type 63 đặt trên khung bệ xe bọc thép chở quân M-1992 (định danh của NATO dành cho thiết giáp không rõ danh tính của Triều Tiên).
Còn đây là Type 63 đặt trên khung bệ xe thiết giáp bánh xích nhìn khá giống mẫu Type 63 của Trung Quốc. Có thể đây là thiết kế nội địa dựa trên Type 63 của Trung Quốc.
Pháo phản lực 18 nòng 122mm BM-11 được kéo bởi…máy kéo nông nghiệp trong lễ duyệt binh của Triều Tiên. Kiểu pháo này có thể đạt tầm bắn khoảng 10-20km.
Pháo phản lực 24 nòng 122mm đặt trên khung bệ xe vận tải bánh lốp do Triều Tiên sản xuất.
Pháo phản lực phóng loạt 122mm M-1985 (nó xuất hiện vào năm 1985 nên được Mỹ định danh như vậy).
Tương tự là pháo phản lực phóng loạt 122mm M-1977.
Bệ pháo phản lực 122mm đặt trên khung bệ xe thiết giáp Type 73 - sao chép mẫu Type 63 Trung Quốc.
Pháo phản lực 122mm đặt trên khung bệ xe vận tải ZiS-151 có nguồn gốc từ Liên Xô.
Pháo phản lực 122mm 40 nòng M-1993 được thiết kế cải tiến với đạn dự trữ nằm ngay sau cabin. Điều này cho phép nó bắt loạt 2 với tốc độ rất nhanh thay vì phải chờ nạp.
Pháo phản lực 122mm 40 nòng không rõ kiểu loại, được thiết kế theo kiểu M-1993 nhưng dùng khung bệ xe khác. Pháo phản lực 132mm BM-13 được kết cấu giàn phóng kiểu cũ, giống kiểu pháo phản lực Katyusha được Quân đội Liên Xô dùng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Pháo phản lực 200mm được kéo bởi xe Zil-130, kết cấu giàn phóng của nó giống với mẫu BM-24 của Liên Xô.
Pháo phản lực 240mm BMD-20 dùng kiểu dàn phóng tương tự BM-24.
Còn đây là pháo phản lực 12 nòng 240mm BM-24 “chính hãng” Liên Xô.
Pháo phản lực 12 nòng cỡ 240mm được tình báo Mỹ định danh là M1985, đạt tầm bắn khoảng 43km.
Pháo phản lực 12 nòng cỡ 240mm M1989 có kiểu bệ pháo khá giống M1985 nhưng dùng khung bệ xe cơ sở khác.
Pháo phản lực 22 nòng 240mm M991 đạt tầm bắn 43km.
Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng nhưng lại có uy lực cực kỳ khủng khiếp, vì vậy không lạ khi Triều Tiên phát triển ồ ạt các kiểu pháo phản lực như vậy. Hiện nay, nước này đang duy trì hoạt động của khoảng 19-20 kiểu pháo phản lực với số lượng không rõ ràng, cũng có thể là từ vài nghìn tới hàng chục nghìn. Trong ảnh là pháo phản lực xe kéo Type 63 do Trung Quốc thiết kế. Type 63 kết cấu với 12 ống phóng cỡ 107mm, tầm bắn đạt 8,05km.
Từ cơ sở Type 63, Triều Tiên đã phát triển nhiều loại pháo phản lực tự hành khác nhau. Trong ảnh là bệ pháo phản lực Type 63 đặt trên khung bệ xe vận tải Sungri-61NA do Triều Tiên sản xuất.
Trong ảnh là pháo phản lực Type 63 đặt trên khung bệ xe bọc thép chở quân M-1992 (định danh của NATO dành cho thiết giáp không rõ danh tính của Triều Tiên).
Còn đây là Type 63 đặt trên khung bệ xe thiết giáp bánh xích nhìn khá giống mẫu Type 63 của Trung Quốc. Có thể đây là thiết kế nội địa dựa trên Type 63 của Trung Quốc.
Pháo phản lực 18 nòng 122mm BM-11 được kéo bởi…máy kéo nông nghiệp trong lễ duyệt binh của Triều Tiên. Kiểu pháo này có thể đạt tầm bắn khoảng 10-20km.
Pháo phản lực 24 nòng 122mm đặt trên khung bệ xe vận tải bánh lốp do Triều Tiên sản xuất.
Pháo phản lực phóng loạt 122mm M-1985 (nó xuất hiện vào năm 1985 nên được Mỹ định danh như vậy).
Tương tự là pháo phản lực phóng loạt 122mm M-1977.
Bệ pháo phản lực 122mm đặt trên khung bệ xe thiết giáp Type 73 - sao chép mẫu Type 63 Trung Quốc.
Pháo phản lực 122mm đặt trên khung bệ xe vận tải ZiS-151 có nguồn gốc từ Liên Xô.
Pháo phản lực 122mm 40 nòng M-1993 được thiết kế cải tiến với đạn dự trữ nằm ngay sau cabin. Điều này cho phép nó bắt loạt 2 với tốc độ rất nhanh thay vì phải chờ nạp.
Pháo phản lực 122mm 40 nòng không rõ kiểu loại, được thiết kế theo kiểu M-1993 nhưng dùng khung bệ xe khác.
Pháo phản lực 132mm BM-13 được kết cấu giàn phóng kiểu cũ, giống kiểu pháo phản lực Katyusha được Quân đội Liên Xô dùng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Pháo phản lực 200mm được kéo bởi xe Zil-130, kết cấu giàn phóng của nó giống với mẫu BM-24 của Liên Xô.
Pháo phản lực 240mm BMD-20 dùng kiểu dàn phóng tương tự BM-24.
Còn đây là pháo phản lực 12 nòng 240mm BM-24 “chính hãng” Liên Xô.
Pháo phản lực 12 nòng cỡ 240mm được tình báo Mỹ định danh là M1985, đạt tầm bắn khoảng 43km.
Pháo phản lực 12 nòng cỡ 240mm M1989 có kiểu bệ pháo khá giống M1985 nhưng dùng khung bệ xe cơ sở khác.
Pháo phản lực 22 nòng 240mm M991 đạt tầm bắn 43km.