Hải quân Mỹ có tổng cộng 72 tàu ngầm, bao gồm cả tàu ngầm tấn công hạt nhân và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Mỗi lần triển khai nhiệm vụ, thủy thủ đoàn tàu ngầm sẽ phải trải qua cuộc sống dưới mặt nước ít nhất là 90 ngày.
Tàu ngầm là một phương tiện chiến đấu đặc biệt dưới nước nên tiêu chuẩn đầu tiên cần phải đảm bảo là không có bất kỳ chỗ rò rỉ nước nào. Do đó lối vào bên trong tàu ngầm được thiết kế rất nhỏ hẹp chỉ vừa đủ một người đi qua.
Khi con tàu bắt đầu lặn xuống dưới nước, giờ giấc sẽ không còn tính toán theo mặt trời nữa. Lịch trình làm việc của mỗi thủy thủ sẽ kéo dài trong khoảng 18 giờ nhân tạo chia làm 3 ca. Mỗi thủy thủ có 6 tiếng đồng hồ để ngủ, 6 tiếng trực máy và 6 tiếng dành cho thư giãn.
Cuộc sống kéo dài trong 18 tiếng nhân tạo không có ánh sáng tự nhiên khiến việc nhận biết thời gian là vô cùng khó khăn. Một thủy thủ chia sẻ: “về cơ bản, bạn nhận biết thời gian thông qua các loại thực phẩm mà bạn ăn. Nếu bạn đang ăn bánh đồng nghĩa với buổi sáng, nếu bạn ăn thức ăn thừa còn lại có nghĩa là nữa đêm”.
Không gian trên tàu ngầm rất chật hẹp, vô số chi tiết máy móc phức tạp gần như đã chiếm hết không gian. Một cái giường ngủ rộng rãi là thứ “xa xỉ” với lính tàu ngầm. Giường ngủ của một số thủy thủ được đặt ngay bên cạnh những quả ngư lôi. Cái gọi là giường ngủ của họ chỉ vỏn vẹn có 1,4m2.
Giường ngủ được thiết kế dạng tầng để tiết kiệm không gian. Các thủy thủ thường ví von nó như những chiếc “quan tài” vì nó chỉ vừa đủ cho một người nằm.
Chật chội đó là cụm từ chính xác nhất để nói về không gian bên trong chiếc tàu ngầm. Dãy hành lang nối giữa các khoang của tàu ngầm tất nhiên là khá chật hẹp chỉ vừa đủ một người đi.
Phòng tắm cũng là một thứ xa xỉ trên tàu ngầm, tất nhiên là nó rất chật hẹp, thông thường khoảng 40 thủy thủ thay phiên nhau sử dụng chỉ một cái phòng tắm “bé tẹo” này. Mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles có thủy thủ đoàn gần 130 người nhưng chỉ được bố trí khoảng 3 cái phòng tắm.
Phòng tắm đã nhỏ rồi nhưng những thứ bên trong nó cũng được thiết kế theo cái cách nhỏ nhất có thể để tiết kiệm không gian. Ngay cái vòi sen cũng chỉ bằng phân nửa so với thông thường.
Phòng bếp có rộng hơn đôi chút bởi đây là nơi cung cấp năng lượng cho thủy thủ đoàn. Thực phẩm tươi sống trên tàu ngầm chỉ được sử dụng trong 1-2 tuần đầu khi mới bắt đầu nhiệm vụ. Những tuần còn lại họ phải sử dụng các loại thực phẩm đồ hộp để dễ bảo quản hơn.
Đầu bếp trên tàu khá ít ỏi nhưng họ vẫn thường xuyên thực hiện các món ăn ưa thích của thủy thủ đoàn như bánh mì lasagna.
Mỗi phiên trực thường bao gồm cả những học viên và những thủy thủ lành nghề. Những thủy thủ trong thời gian đào tạo thường đứng xem các thủy thủ lành nghề vận hành tàu ngầm, nhất là ở vị trí của người lái tàu.
Phía sau vị trí lái tàu là phòng điều khiển trung tâm, nơi đây đặt kính tiềm vọng, thiết bị duy nhất trên tàu ngầm có thể nhìn thấy mọi thứ trên mặt nước.
Gần vị trí kính tiềm vọng là khu vực điều hướng hàng hải cho tàu ngầm.
Hải trình của tàu ngầm hạt nhân Mỹ được vẽ bằng bảng điện tử hoàn toàn. Trên màn hình hiển thị VMS thể hiện rõ các thông tin giúp tàu ngầm có thể đến địa điểm một cách chính xác nhất.
Một thủy thủ đang đứng trước một bàn điều khiển trung tâm với chi chít những nút bấm. Đây là nơi kiểm soát tất cả các vũ khí hiện có trên tàu ngầm. Công việc của người điều khiển ở đây đơn giản là nhấn nút khai hỏa vũ khí.
Tất cả các vũ khí chứa trong các ống phóng, trạng thái của nó đều được hiển thị lên màn hình điều khiển tại đây.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident, một công cụ răn đe hạt nhân đáng sợ của Mỹ. Nó có thể bay từ New York tới Moscow và có thể phá hủy một thành phố lớn gấp 12 lần Washington DC bằng đầu đạn hạt nhân.
Thời gian thư giãn của thủy thủ đoàn gói gọn trong một hội trường nhỏ, nơi đây họ có thể xem TV hoặc xem phim với khoảng 400 bộ phim giúp cho thủy thủ đoàn xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng.
Ngoài xem phim, các thủy thủ trên tàu ngầm cũng có thể chơi bài hoặc các trò chơi khác giúp họ vượt qua những thời khắc căng thẳng.
Trên tàu ngầm cũng có một phòng tập thể dục nhỏ được bố trí từ 1-2 máy tập giúp thủy thủ đoàn duy trì thể lực trong suốt thời gian làm nhiệm vụ trên biển.
Thủy thủ tàu ngầm là một công việc không hề đơn giản không muốn nói là rất áp lực và căng thẳng, nhưng tàu ngầm là công cụ quan trọng để triển khai sức mạnh quân sự của Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân có thời gian hoạt động khá dài, ít bị phát hiện và khả năng đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới.
Hải quân Mỹ có tổng cộng 72 tàu ngầm, bao gồm cả tàu ngầm tấn công hạt nhân và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Mỗi lần triển khai nhiệm vụ, thủy thủ đoàn tàu ngầm sẽ phải trải qua cuộc sống dưới mặt nước ít nhất là 90 ngày.
Tàu ngầm là một phương tiện chiến đấu đặc biệt dưới nước nên tiêu chuẩn đầu tiên cần phải đảm bảo là không có bất kỳ chỗ rò rỉ nước nào. Do đó lối vào bên trong tàu ngầm được thiết kế rất nhỏ hẹp chỉ vừa đủ một người đi qua.
Khi con tàu bắt đầu lặn xuống dưới nước, giờ giấc sẽ không còn tính toán theo mặt trời nữa. Lịch trình làm việc của mỗi thủy thủ sẽ kéo dài trong khoảng 18 giờ nhân tạo chia làm 3 ca. Mỗi thủy thủ có 6 tiếng đồng hồ để ngủ, 6 tiếng trực máy và 6 tiếng dành cho thư giãn.
Cuộc sống kéo dài trong 18 tiếng nhân tạo không có ánh sáng tự nhiên khiến việc nhận biết thời gian là vô cùng khó khăn. Một thủy thủ chia sẻ: “về cơ bản, bạn nhận biết thời gian thông qua các loại thực phẩm mà bạn ăn. Nếu bạn đang ăn bánh đồng nghĩa với buổi sáng, nếu bạn ăn thức ăn thừa còn lại có nghĩa là nữa đêm”.
Không gian trên tàu ngầm rất chật hẹp, vô số chi tiết máy móc phức tạp gần như đã chiếm hết không gian. Một cái giường ngủ rộng rãi là thứ “xa xỉ” với lính tàu ngầm. Giường ngủ của một số thủy thủ được đặt ngay bên cạnh những quả ngư lôi. Cái gọi là giường ngủ của họ chỉ vỏn vẹn có 1,4m2.
Giường ngủ được thiết kế dạng tầng để tiết kiệm không gian. Các thủy thủ thường ví von nó như những chiếc “quan tài” vì nó chỉ vừa đủ cho một người nằm.
Chật chội đó là cụm từ chính xác nhất để nói về không gian bên trong chiếc tàu ngầm. Dãy hành lang nối giữa các khoang của tàu ngầm tất nhiên là khá chật hẹp chỉ vừa đủ một người đi.
Phòng tắm cũng là một thứ xa xỉ trên tàu ngầm, tất nhiên là nó rất chật hẹp, thông thường khoảng 40 thủy thủ thay phiên nhau sử dụng chỉ một cái phòng tắm “bé tẹo” này. Mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles có thủy thủ đoàn gần 130 người nhưng chỉ được bố trí khoảng 3 cái phòng tắm.
Phòng tắm đã nhỏ rồi nhưng những thứ bên trong nó cũng được thiết kế theo cái cách nhỏ nhất có thể để tiết kiệm không gian. Ngay cái vòi sen cũng chỉ bằng phân nửa so với thông thường.
Phòng bếp có rộng hơn đôi chút bởi đây là nơi cung cấp năng lượng cho thủy thủ đoàn. Thực phẩm tươi sống trên tàu ngầm chỉ được sử dụng trong 1-2 tuần đầu khi mới bắt đầu nhiệm vụ. Những tuần còn lại họ phải sử dụng các loại thực phẩm đồ hộp để dễ bảo quản hơn.
Đầu bếp trên tàu khá ít ỏi nhưng họ vẫn thường xuyên thực hiện các món ăn ưa thích của thủy thủ đoàn như bánh mì lasagna.
Mỗi phiên trực thường bao gồm cả những học viên và những thủy thủ lành nghề. Những thủy thủ trong thời gian đào tạo thường đứng xem các thủy thủ lành nghề vận hành tàu ngầm, nhất là ở vị trí của người lái tàu.
Phía sau vị trí lái tàu là phòng điều khiển trung tâm, nơi đây đặt kính tiềm vọng, thiết bị duy nhất trên tàu ngầm có thể nhìn thấy mọi thứ trên mặt nước.
Gần vị trí kính tiềm vọng là khu vực điều hướng hàng hải cho tàu ngầm.
Hải trình của tàu ngầm hạt nhân Mỹ được vẽ bằng bảng điện tử hoàn toàn. Trên màn hình hiển thị VMS thể hiện rõ các thông tin giúp tàu ngầm có thể đến địa điểm một cách chính xác nhất.
Một thủy thủ đang đứng trước một bàn điều khiển trung tâm với chi chít những nút bấm. Đây là nơi kiểm soát tất cả các vũ khí hiện có trên tàu ngầm. Công việc của người điều khiển ở đây đơn giản là nhấn nút khai hỏa vũ khí.
Tất cả các vũ khí chứa trong các ống phóng, trạng thái của nó đều được hiển thị lên màn hình điều khiển tại đây.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident, một công cụ răn đe hạt nhân đáng sợ của Mỹ. Nó có thể bay từ New York tới Moscow và có thể phá hủy một thành phố lớn gấp 12 lần Washington DC bằng đầu đạn hạt nhân.
Thời gian thư giãn của thủy thủ đoàn gói gọn trong một hội trường nhỏ, nơi đây họ có thể xem TV hoặc xem phim với khoảng 400 bộ phim giúp cho thủy thủ đoàn xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng.
Ngoài xem phim, các thủy thủ trên tàu ngầm cũng có thể chơi bài hoặc các trò chơi khác giúp họ vượt qua những thời khắc căng thẳng.
Trên tàu ngầm cũng có một phòng tập thể dục nhỏ được bố trí từ 1-2 máy tập giúp thủy thủ đoàn duy trì thể lực trong suốt thời gian làm nhiệm vụ trên biển.
Thủy thủ tàu ngầm là một công việc không hề đơn giản không muốn nói là rất áp lực và căng thẳng, nhưng tàu ngầm là công cụ quan trọng để triển khai sức mạnh quân sự của Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân có thời gian hoạt động khá dài, ít bị phát hiện và khả năng đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới.