Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM được thiết kế và sản xuất bởi Cục thiết kế khí cụ KBP, giới thiệu lần đầu tiên ở triển lãm MAKS tháng 8/2011 và trình diễn lần đầu ở triển lãm RAE tháng 9/2013. Hệ thống được giới thiệu là có khả năng hủy diệt mọi xe tăng tiên tiến và hiện đại nhất gồm cả loại trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ ERA, các loại xe bọc thép hạng nhẹ và công sự kiên cố. Đặc biệt, nó cũng có thể hạ mục tiêu trên không như trực thăng. Tầm bắn hiệu quả 150m đến 10.000m.Kornet-EM được quảng cáo có thể triển khai trên các phương tiện bọc thép bánh lốp, bánh xích tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa Kornet-EM được giới thiệu vào tháng 8/2011 thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép đa dụng Tigr. Hãy cùng Kiến Thức khám phá bên trong khung bệ cơ sở đặt tên lửa Kornet-EM.Trong ảnh là cabin lái xe Tigr, ngay bên cạnh là vị trí của sĩ quan điều khiển tên lửa chống tăng Kornet-EM.Cận cảnh vị trí của lái xe.Sĩ quan điều khiển tên lửa được trang bị hai màn hình màu cỡ lớn và bảng nút bấm.Phía sau ghế lái nơi đặt các ống phóng tên lửa dự trữ, phần dưới bệ phóng tên lửa nằm trong xe được phủ lớp vải ngụy trang bảo vệ.Mỗi hệ thống chiến đấu Kornet-EM mang theo cơ số 16 quả đạn gồm 8 quả sẵn sàng phóng và 8 quả đặt trong xe.Cận cảnh bộ phận chiến đấu của tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-EM với hai bệ phóng lắp 8 quả đạn. Tổ hợp trang bị đạn tên lửa 9M133 nặng 27kg, dài 1,2m, trang bị đầu nổ chống tăng 7kg, đạt tầm bắn 8.000m và biến thể khác trang bị đầu nổ nhiệt áp có tầm bắn đến 10.000m.Bên dưới bệ phóng được trang bị một máy ngắm ảnh nhiệt - truyền hình với các camera truyền hình độ phân giải cao và một thiết bị ảnh nhiệt thế hệ 3, một máy đo xa lắp liền và kênh dẫn tên lửa bằng laser, cũng như bộ tự động bám mục tiêu với các bộ dẫn động tầm/hướng.
Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM được thiết kế và sản xuất bởi Cục thiết kế khí cụ KBP, giới thiệu lần đầu tiên ở triển lãm MAKS tháng 8/2011 và trình diễn lần đầu ở triển lãm RAE tháng 9/2013. Hệ thống được giới thiệu là có khả năng hủy diệt mọi xe tăng tiên tiến và hiện đại nhất gồm cả loại trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ ERA, các loại xe bọc thép hạng nhẹ và công sự kiên cố. Đặc biệt, nó cũng có thể hạ mục tiêu trên không như trực thăng. Tầm bắn hiệu quả 150m đến 10.000m.
Kornet-EM được quảng cáo có thể triển khai trên các phương tiện bọc thép bánh lốp, bánh xích tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa Kornet-EM được giới thiệu vào tháng 8/2011 thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép đa dụng Tigr. Hãy cùng Kiến Thức khám phá bên trong khung bệ cơ sở đặt tên lửa Kornet-EM.
Trong ảnh là cabin lái xe Tigr, ngay bên cạnh là vị trí của sĩ quan điều khiển tên lửa chống tăng Kornet-EM.
Cận cảnh vị trí của lái xe.
Sĩ quan điều khiển tên lửa được trang bị hai màn hình màu cỡ lớn và bảng nút bấm.
Phía sau ghế lái nơi đặt các ống phóng tên lửa dự trữ, phần dưới bệ phóng tên lửa nằm trong xe được phủ lớp vải ngụy trang bảo vệ.
Mỗi hệ thống chiến đấu Kornet-EM mang theo cơ số 16 quả đạn gồm 8 quả sẵn sàng phóng và 8 quả đặt trong xe.
Cận cảnh bộ phận chiến đấu của tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-EM với hai bệ phóng lắp 8 quả đạn. Tổ hợp trang bị đạn tên lửa 9M133 nặng 27kg, dài 1,2m, trang bị đầu nổ chống tăng 7kg, đạt tầm bắn 8.000m và biến thể khác trang bị đầu nổ nhiệt áp có tầm bắn đến 10.000m.
Bên dưới bệ phóng được trang bị một máy ngắm ảnh nhiệt - truyền hình với các camera truyền hình độ phân giải cao và một thiết bị ảnh nhiệt thế hệ 3, một máy đo xa lắp liền và kênh dẫn tên lửa bằng laser, cũng như bộ tự động bám mục tiêu với các bộ dẫn động tầm/hướng.