Hiệp hội khoa học sản xuất Yuzhnoye (hiện nay, nó đổi tên thành PA Yuzhmash, thuộc sở hữu của Ukraine) là cơ sở nghiên cứu và sản xuất tên lửa liên lục địa lớn nhất của Liên Xô trước đây.Yuzhnoye cũng là một trong những đơn vị hiếm hoi trên thế giới đủ khả năng thiết kế và sản xuất những tên lửa liên lục địa đẳng cấp.
Những năm chiến tranh Lạnh, nhà máy này có khả năng sản xuất lên đến 120 tên lửa đạn đạo liên lục địa mỗi năm.
Sản phẩm đầu tay của nhà máy này là tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Liên Xô R-5M với tầm bắn khoảng 1.200km.
Sản phẩm tên lửa "khủng" tiếp theo được sản xuất tại nhà máy này là tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 Dvina với tầm bắn khoảng 2.080km. Tên lửa này là một phần tạo nên cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1961.
Tên lửa đạn đạo tầm trung R-14 đạt tầm bắn 3.700km, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 1-2Mt.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-16 tầm bắn 11.000km, tên lửa này được xem là đã tạo ra một cuộc cách mạng mới trong phát triển tên lửa nhiều tầng.
Sản phẩm đình đám nhất của nhà máy này cũng như của Liên Xô là tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36 (NATO định danh là SS-9 Scarp). Đây là thế hệ đầu tiên của loại tên lửa đáng sợ nhất thế giới.
Nhà máy này còn sản xuất loại tên lửa đạn đạo liên lục địa MR-UR-100. Đây là một ICBM có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khoảng 10.320km.
Sản phẩm tạo nên tên tuổi lừng lẫy thế giới cho nhà máy này cũng như cho cả Liên Xô là tên lửa ICBM R-36M (NATO định danh là SS-18 Satan). Có thể nói, R-36M là tên lửa khủng nhất thế giới ở gần như mọi chỉ số. Với tầm bắn lên đến 16.000km cùng với 10 đầu đạn hạt nhân, R-36M thực sự là cơn ác mộng răn đe hạt nhân ghê gớm nhất thế giới.
Một sản phẩm khác không kém phần lừng danh khác từng được sản xuất tại PA Yuzhmash là tên lửa đạn đạo di động Topol. Đây là loại ICBM không có đối thủ tương tự ở Mỹ.
Bên cạnh việc sản xuất tên lửa cho mục đích quân sự, nhà máy PA Yuzhmash còn sản xuất các tên lửa đẩy mang vệ tinh nhân tạo phóng vào không gian. Trong ảnh, tên lửa đẩy Dnepr-1 đang phóng vệ tinh vào quỹ đạo.
Bên cạnh đó PA Yuzhmash còn hợp tác cùng với Nga, Mỹ trong dự án Sea Launch (phóng tên lửa trên biển) phục vụ cho các chương trình không gian dân sự.
Hiệp hội khoa học sản xuất Yuzhnoye (hiện nay, nó đổi tên thành PA Yuzhmash, thuộc sở hữu của Ukraine) là cơ sở nghiên cứu và sản xuất tên lửa liên lục địa lớn nhất của Liên Xô trước đây.
Yuzhnoye cũng là một trong những đơn vị hiếm hoi trên thế giới đủ khả năng thiết kế và sản xuất những tên lửa liên lục địa đẳng cấp.
Những năm chiến tranh Lạnh, nhà máy này có khả năng sản xuất lên đến 120 tên lửa đạn đạo liên lục địa mỗi năm.
Sản phẩm đầu tay của nhà máy này là tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Liên Xô R-5M với tầm bắn khoảng 1.200km.
Sản phẩm tên lửa "khủng" tiếp theo được sản xuất tại nhà máy này là tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 Dvina với tầm bắn khoảng 2.080km. Tên lửa này là một phần tạo nên cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1961.
Tên lửa đạn đạo tầm trung R-14 đạt tầm bắn 3.700km, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 1-2Mt.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-16 tầm bắn 11.000km, tên lửa này được xem là đã tạo ra một cuộc cách mạng mới trong phát triển tên lửa nhiều tầng.
Sản phẩm đình đám nhất của nhà máy này cũng như của Liên Xô là tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36 (NATO định danh là SS-9 Scarp). Đây là thế hệ đầu tiên của loại tên lửa đáng sợ nhất thế giới.
Nhà máy này còn sản xuất loại tên lửa đạn đạo liên lục địa MR-UR-100. Đây là một ICBM có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khoảng 10.320km.
Sản phẩm tạo nên tên tuổi lừng lẫy thế giới cho nhà máy này cũng như cho cả Liên Xô là tên lửa ICBM R-36M (NATO định danh là SS-18 Satan). Có thể nói, R-36M là tên lửa khủng nhất thế giới ở gần như mọi chỉ số. Với tầm bắn lên đến 16.000km cùng với 10 đầu đạn hạt nhân, R-36M thực sự là cơn ác mộng răn đe hạt nhân ghê gớm nhất thế giới.
Một sản phẩm khác không kém phần lừng danh khác từng được sản xuất tại PA Yuzhmash là tên lửa đạn đạo di động Topol. Đây là loại ICBM không có đối thủ tương tự ở Mỹ.
Bên cạnh việc sản xuất tên lửa cho mục đích quân sự, nhà máy PA Yuzhmash còn sản xuất các tên lửa đẩy mang vệ tinh nhân tạo phóng vào không gian. Trong ảnh, tên lửa đẩy Dnepr-1 đang phóng vệ tinh vào quỹ đạo.
Bên cạnh đó PA Yuzhmash còn hợp tác cùng với Nga, Mỹ trong dự án Sea Launch (phóng tên lửa trên biển) phục vụ cho các chương trình không gian dân sự.