Trong những tháng đầu năm 2013, Trung Quốc tiếp điều động nhiều tàu hải giám tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trước tình hình đó, Nhật Bản liên tiếp tung thêm nhiều vũ khí tối tân tới nơi này để “canh giữ” cả trên trời lẫn dưới biển.Trên trời, đối phó trước tiêm kích J-10 hay máy bay của hải giám Trung Quốc xâm phạm, Nhật Bản thường xuyên điều động tiêm kích hạng nặng F-15J đánh chặn. Tiêm kích F-15J có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 120km với tên lửa đối không tầm trung AAM-4 do Nhật Bản sản xuất. So với tiêm kích J-10/J-11 của Trung Quốc, trong khả năng đối không thì F-15J vẫn được đánh giá cao hơn. Trong tương lai gần, F-15J vẫn là lựa chọn tối ưu của nước này đối phó với máy bay Trung Quốc.Trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản quyết định triển khai 4 tàu khu trục lớp Akizuki tuần tra vùng biển Hoa Đông và nhất là bảo vệ khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họaKhu trục lớp Akizuki có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 150,5m. Con tàu được thiết kế nghiêng về khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm. Trong tác chiến chống ngầm, Akizuki trang bị hệ thống tên lửa diệt tàu ngầm tầm xa RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Trên tên lửa lắp ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tầm bắn 11km, xuyên sâu xuống mặt nước 365m) hoặc Mk-54. Trong ảnh là tên lửa RUM-139 rời bệ phóng. Akizuki có thể mang 8 tên lửa chống tàu cận âm SSM-1B cho phép diệt tàu mặt nước ở cự ly 150-200km, lắp đầu đạn nặng 260kg. Ảnh minh họaNgoài tàu Akizuki, Nhật đang lên kế hoạch triển khai thêm các tàu ngầm tấn công hiện đại nhất nước này lớp Soryu tới Senkaku/Điếu Ngư. Điểm đặc biệt của Soryu là con tàu trang bị công nghệ động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép hoạt động lâu hơn dưới mặt nước, giảm tiếng ồn. Tàu ngầm Soryu trang bị máy phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi chống ngầm Type 89 hoặc tên lửa chống tàu cận âm tầm ngắn UGM-84 Harpoon. Để tăng cường khả năng tuần tra, trinh sát chống ngầm khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đang tính toán dùng thủy phi cơ US-2. Thủy phi cơ US-2 có khả năng cất hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở Senkaku/Điếu Ngư. US-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt AE 2100J cho phép đạt tốc độ 560km, tầm bay tới 4.700km. Nhằm đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc trong trường hợp xung đột xảy ra, Nhật Bản cũng tính tới khả năng dùng “sát thủ săn ngầm” Kawasaki P-1 mới đưa vào phục vụ.P-1 do Nhật Bản tự phát triển dùng cho nhiều nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn. Trên máy bay lắp đặt nhiều thiết bị trinh sát chống ngầm hiện đại. Đây được coi là “khắc tinh” của tàu ngầm Trung Quốc. P-1 được thiết kế khoang trong thân và 8 giá treo trên cánh mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65; ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom. Với số vũ khí này, ngoài khả năng chống tàu ngầm, P-1 hoàn toàn có thể đe dọa chiến hạm mặt nước.
Trong những tháng đầu năm 2013, Trung Quốc tiếp điều động nhiều tàu hải giám tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trước tình hình đó, Nhật Bản liên tiếp tung thêm nhiều vũ khí tối tân tới nơi này để “canh giữ” cả trên trời lẫn dưới biển.
Trên trời, đối phó trước tiêm kích J-10 hay máy bay của hải giám Trung Quốc xâm phạm, Nhật Bản thường xuyên điều động tiêm kích hạng nặng F-15J đánh chặn.
Tiêm kích F-15J có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 120km với tên lửa đối không tầm trung AAM-4 do Nhật Bản sản xuất.
So với tiêm kích J-10/J-11 của Trung Quốc, trong khả năng đối không thì F-15J vẫn được đánh giá cao hơn. Trong tương lai gần, F-15J vẫn là lựa chọn tối ưu của nước này đối phó với máy bay Trung Quốc.
Trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản quyết định triển khai 4 tàu khu trục lớp Akizuki tuần tra vùng biển Hoa Đông và nhất là bảo vệ khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họa
Khu trục lớp Akizuki có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 150,5m. Con tàu được thiết kế nghiêng về khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm.
Trong tác chiến chống ngầm, Akizuki trang bị hệ thống tên lửa diệt tàu ngầm tầm xa RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Trên tên lửa lắp ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tầm bắn 11km, xuyên sâu xuống mặt nước 365m) hoặc Mk-54. Trong ảnh là tên lửa RUM-139 rời bệ phóng.
Akizuki có thể mang 8 tên lửa chống tàu cận âm SSM-1B cho phép diệt tàu mặt nước ở cự ly 150-200km, lắp đầu đạn nặng 260kg. Ảnh minh họa
Ngoài tàu Akizuki, Nhật đang lên kế hoạch triển khai thêm các tàu ngầm tấn công hiện đại nhất nước này lớp Soryu tới Senkaku/Điếu Ngư.
Điểm đặc biệt của Soryu là con tàu trang bị công nghệ động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép hoạt động lâu hơn dưới mặt nước, giảm tiếng ồn. Tàu ngầm Soryu trang bị máy phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi chống ngầm Type 89 hoặc tên lửa chống tàu cận âm tầm ngắn UGM-84 Harpoon.
Để tăng cường khả năng tuần tra, trinh sát chống ngầm khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đang tính toán dùng thủy phi cơ US-2.
Thủy phi cơ US-2 có khả năng cất hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở Senkaku/Điếu Ngư.
US-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt AE 2100J cho phép đạt tốc độ 560km, tầm bay tới 4.700km.
Nhằm đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc trong trường hợp xung đột xảy ra, Nhật Bản cũng tính tới khả năng dùng “sát thủ săn ngầm” Kawasaki P-1 mới đưa vào phục vụ.
P-1 do Nhật Bản tự phát triển dùng cho nhiều nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn. Trên máy bay lắp đặt nhiều thiết bị trinh sát chống ngầm hiện đại. Đây được coi là “khắc tinh” của tàu ngầm Trung Quốc.
P-1 được thiết kế khoang trong thân và 8 giá treo trên cánh mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65; ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom. Với số vũ khí này, ngoài khả năng chống tàu ngầm, P-1 hoàn toàn có thể đe dọa chiến hạm mặt nước.