Có thể nói, sự hùng mạnh lực lượng tên lửa đạn đạo Iran ngày nay có sự đóng góp không nhỏ từ công nghệ tên lửa Triều Tiên. Hàng loạt tên lửa chất lượng như dòng Shahab của Iran được cho là sao chép rất nhiều tên lửa đạn đạo Hwasong và Rodong do Triều Tiên thiết kế.Theo các báo cáo tình báo quân sự Mỹ, năm 1987, Iran đã nhập một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Hwasong 5 của Triều Tiên và cùng năm đó là xin giấy phép sản xuất dưới tên lửa Shahab 1. Cuộc bắn thử đầu tiên được tiến hành vào năm 1988 trong thời gian đang diễn ra chiến tranh Iran-Iraq.Tên lửa đạn đạo Shahab-1 có chiều dài khoảng 10,94m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,8 tấn, trang bị đầu đạn đơn khối nặng 985kg, tầm bắn khoảng 300km.Ngay sau khi đạt được thành công với tên lửa đạn đạo Shahab 1, Iran tiếp tục nghiên cứu cải tiến, tất nhiên là sao chép công nghệ của Triều Tiên. Không rõ là thời gian nào, tuy nhiên Iran được cho là đã nhập khẩu một số lượng nhỏ kèm công nghệ tên lửa đạn đạo Hwasong 6 để nghiên cứu phát triển Shahab 2. Tên lửa này được đưa vào sản xuất từ năm 1997, nhưng phải tới năm 2004 mới xuất hiện rộng rãi trong các cuộc tập trận.Shahab 2 có chiều dài khoảng 11,5m, trọng lượng phóng tăng lên 6,1 tấn, tầm bắn 500km, mang đầu đạn nặng 770kg.Trong thời gian phát triển Shahab 2, Iran cũng đồng thời nghiên cứu thế hệ tên lửa mới Shahab 3 trên cơ sở tên lửa đạn đạo tầm trung No Dong của Triều Tiên. Theo một vài nguồn tin, Iran đã ký được thỏa thuận mua tên lửa và chuyển giao công nghệ No Dong vào năm 1993. Ảnh: Shahab 3 trong một cuộc duyệt binh.Việc phát triển Shahab 3 gặp khá nhiều khó khăn, cuộc phóng đầu tiên được cho là tiến hành vào năm 1998. Tuy nhiên đã không thành công sau khi tên lửa phát nổ trên hành trình tới mục tiêu. Cuộc bắn thứ 2 được thực hiện năm 2000 được cho là thành công với tầm bắn 850km. Các cuộc bắn thứ 4, 5, 6 đều thất bại do tên lửa phát nổ. Sau lần bắn thứ 8 thành công năm 2003 với tầm bắn 1.3000km, tên lửa được chấp nhận trang bị.Việc bắn thử thất bại liên tục của Shahab 3 khiến người ta phải nghi ngờ rất nhiều về chất lượng của loại tên lửa này. Một số nguồn tin cho rằng, Shahab 3 có độ chính xác tồi tệ, nó có thể lệch mục tiêu đến 2,5km do sử dụng hệ thống định vị quán tính nghèo nàn của Hwasong.Tên lửa đạn đạo Shahab 3 có chiều dài đến 17m, đường kính thân 1,25-1,38m, mang đầu đạn nặng 1,2 tấn, tầm bắn 1.300km.Do độ chính xác nghèo nàn, độ tin cậy kém, tên lửa đạn đạo Shahab 3 liên tục được Iran cải tiến với các định danh: Shahab 3A; Shahab 3B; Shahab 3D; Shahab 3M; Ghadr-1 và Qadr-1. Các tên lửa này được cải tiến về hình dạng; thay thế vật liệu chế tạo; kéo dài khung thân để mang thêm nhiên liệu; thay thế hệ thống dẫn đường và thiết kế lại đầu đạn.Sau hàng loạt cải tiến, tên lửa đạn đạo Shahab 3 được cho là có tầm bắn nâng lên 1.500-2.500km. Ảnh: Shahab 3 đặt trong hầm phóng dưới mặt đất.Theo tình báo Mỹ, Iran có thể đã mua ít nhất 19 tên lửa đạn đạo BM25 Musudan có tầm bắn 4.000km. Không loại trừ khả năng tương lai gần nước này sẽ tạo ra dòng tên lửa nội địa trên cơ sở BM25.
Có thể nói, sự hùng mạnh lực lượng tên lửa đạn đạo Iran ngày nay có sự đóng góp không nhỏ từ công nghệ tên lửa Triều Tiên. Hàng loạt tên lửa chất lượng như dòng Shahab của Iran được cho là sao chép rất nhiều tên lửa đạn đạo Hwasong và Rodong do Triều Tiên thiết kế.
Theo các báo cáo tình báo quân sự Mỹ, năm 1987, Iran đã nhập một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Hwasong 5 của Triều Tiên và cùng năm đó là xin giấy phép sản xuất dưới tên lửa Shahab 1. Cuộc bắn thử đầu tiên được tiến hành vào năm 1988 trong thời gian đang diễn ra chiến tranh Iran-Iraq.
Tên lửa đạn đạo Shahab-1 có chiều dài khoảng 10,94m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,8 tấn, trang bị đầu đạn đơn khối nặng 985kg, tầm bắn khoảng 300km.
Ngay sau khi đạt được thành công với tên lửa đạn đạo Shahab 1, Iran tiếp tục nghiên cứu cải tiến, tất nhiên là sao chép công nghệ của Triều Tiên. Không rõ là thời gian nào, tuy nhiên Iran được cho là đã nhập khẩu một số lượng nhỏ kèm công nghệ tên lửa đạn đạo Hwasong 6 để nghiên cứu phát triển Shahab 2. Tên lửa này được đưa vào sản xuất từ năm 1997, nhưng phải tới năm 2004 mới xuất hiện rộng rãi trong các cuộc tập trận.
Shahab 2 có chiều dài khoảng 11,5m, trọng lượng phóng tăng lên 6,1 tấn, tầm bắn 500km, mang đầu đạn nặng 770kg.
Trong thời gian phát triển Shahab 2, Iran cũng đồng thời nghiên cứu thế hệ tên lửa mới Shahab 3 trên cơ sở tên lửa đạn đạo tầm trung No Dong của Triều Tiên. Theo một vài nguồn tin, Iran đã ký được thỏa thuận mua tên lửa và chuyển giao công nghệ No Dong vào năm 1993. Ảnh: Shahab 3 trong một cuộc duyệt binh.
Việc phát triển Shahab 3 gặp khá nhiều khó khăn, cuộc phóng đầu tiên được cho là tiến hành vào năm 1998. Tuy nhiên đã không thành công sau khi tên lửa phát nổ trên hành trình tới mục tiêu. Cuộc bắn thứ 2 được thực hiện năm 2000 được cho là thành công với tầm bắn 850km. Các cuộc bắn thứ 4, 5, 6 đều thất bại do tên lửa phát nổ. Sau lần bắn thứ 8 thành công năm 2003 với tầm bắn 1.3000km, tên lửa được chấp nhận trang bị.
Việc bắn thử thất bại liên tục của Shahab 3 khiến người ta phải nghi ngờ rất nhiều về chất lượng của loại tên lửa này. Một số nguồn tin cho rằng, Shahab 3 có độ chính xác tồi tệ, nó có thể lệch mục tiêu đến 2,5km do sử dụng hệ thống định vị quán tính nghèo nàn của Hwasong.
Tên lửa đạn đạo Shahab 3 có chiều dài đến 17m, đường kính thân 1,25-1,38m, mang đầu đạn nặng 1,2 tấn, tầm bắn 1.300km.
Do độ chính xác nghèo nàn, độ tin cậy kém, tên lửa đạn đạo Shahab 3 liên tục được Iran cải tiến với các định danh: Shahab 3A; Shahab 3B; Shahab 3D; Shahab 3M; Ghadr-1 và Qadr-1. Các tên lửa này được cải tiến về hình dạng; thay thế vật liệu chế tạo; kéo dài khung thân để mang thêm nhiên liệu; thay thế hệ thống dẫn đường và thiết kế lại đầu đạn.
Sau hàng loạt cải tiến, tên lửa đạn đạo Shahab 3 được cho là có tầm bắn nâng lên 1.500-2.500km. Ảnh: Shahab 3 đặt trong hầm phóng dưới mặt đất.
Theo tình báo Mỹ, Iran có thể đã mua ít nhất 19 tên lửa đạn đạo BM25 Musudan có tầm bắn 4.000km. Không loại trừ khả năng tương lai gần nước này sẽ tạo ra dòng tên lửa nội địa trên cơ sở BM25.