Theo Business Insider, tàu ngầm mang máy bay I-400 được thiết kế đặc biệt để có thể phóng máy bay ném bom nhằm tấn công bờ biển phía Tây nước Mỹ. Ở thời điểm hoàn thành, nó là tàu ngầm lớn nhất thế giới.Theo Tamiya, I-400 có chiều dài 122m, rộng 12m và trọng tải 6.500 tấn. Đáng chú ý là tàu mang theo 3 máy bay ném bom Seiran với kế hoạch tấn công kênh đào Panama cũng như tấn công các hạm đội của quân Đồng Minh tại Ulithi. Các máy bay khi để trong hangar, cánh sẽ gập lại.Ý tưởng ra đời loại máy bay này là do Nhật Bản nhận thấy sự yếu kém của mình về lực lượng tàu mặt nước nhưng vẫn muốn tấn công đối thủ trên Thái Bình Dương là Mỹ. Và tàu ngầm I-400 đã được chế tạo để tiếp cận bờ biển Mỹ.Khi nó hoàn thành, nhiệm vụ đầu tiên được giao là đem các máy bay của nó thả chuột bị nhiễm dịch hạch và côn trùng gây bệnh tả, sốt xuất huyết, sốt phát ban và các bệnh khác vào các thành phố trên bờ biển phía Tây nước Mỹ. Trong ảnh là mặt phía trước và phía sau các tàu ngầm I-400.Khi vũ khí vi trùng không sẵn sàng đúng hạn, kế hoạch đổi sang một cuộc ném bom thông thường xuống kênh đào Panama. Nhưng Nhật Bản đã phải đầu hàng trước khi cuộc tấn công diễn ra. Trong ảnh là Hải quân Mỹ kiểm tra hangar chứa máy bay của một chiếc I-400.Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, năm tàu ngầm loại này còn nguyên vẹn đã bị Mỹ thu làm chiến lợi phẩm và đưa về Hawaii để kiểm tra. Ảnh trên là một tàu I-400 cạnh một tàu ngầm USS Proteus của Mỹ đầu năm 1946.Năm sau, Liên Xô yêu cầu được nghiên cứu các tàu ngầm này nhưng Hoa Kỳ không muốn các bí mật công nghệ này bị rơi vào tay người khác nên đã đánh đắm năm con tàu này bằng ngư lôi từ tàu sân bay USS Cabezon ở Oahu. Ảnh trên: Lính Mỹ bên cạnh khẩu pháo 140mm trên tàu ngầm I-400.Mặc dù tàu ngầm này chưa kịp xuất trận, nhưng những tiến bộ công nghệ của I-400 đã được công nhận và có thể nói rằng đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo sau này.Tàu ngầm mang máy bay I-400 đạt tốc độ khi nổi 18,7 hải lý, lúc lặn 6,5 hải lý. Vũ khí của nó gồm 8 ống phóng ngư lôi 533mm, một khẩu pháo 140mm, 3 pháo 25mm cùng 3 chiếc máy bay tấn công Seiran. Trong ảnh là ba chiếc tàu ngầm loại I-400 gồm: I-400, I-401, I-14 được tàu USS Euryale lai dắt từ Sasebo, Nhật Bản về Trân Châu Cảng vào tháng 10/1945.Mô hình phía đuôi tàu ngầm với chân vịt và bánh lái.Mô hình mũi tàu với các ống phóng ngư lôi.Các tàu ngầm I-400 của Nhật tại Trân Châu Cảng.Còn bây giờ các tàu ngầm này đang nằm dưới độ sâu 822m dưới đáy biển bên ngoài Hawaii.
Theo Business Insider, tàu ngầm mang máy bay I-400 được thiết kế đặc biệt để có thể phóng máy bay ném bom nhằm tấn công bờ biển phía Tây nước Mỹ. Ở thời điểm hoàn thành, nó là tàu ngầm lớn nhất thế giới.
Theo Tamiya, I-400 có chiều dài 122m, rộng 12m và trọng tải 6.500 tấn. Đáng chú ý là tàu mang theo 3 máy bay ném bom Seiran với kế hoạch tấn công kênh đào Panama cũng như tấn công các hạm đội của quân Đồng Minh tại Ulithi. Các máy bay khi để trong hangar, cánh sẽ gập lại.
Ý tưởng ra đời loại máy bay này là do Nhật Bản nhận thấy sự yếu kém của mình về lực lượng tàu mặt nước nhưng vẫn muốn tấn công đối thủ trên Thái Bình Dương là Mỹ. Và tàu ngầm I-400 đã được chế tạo để tiếp cận bờ biển Mỹ.
Khi nó hoàn thành, nhiệm vụ đầu tiên được giao là đem các máy bay của nó thả chuột bị nhiễm dịch hạch và côn trùng gây bệnh tả, sốt xuất huyết, sốt phát ban và các bệnh khác vào các thành phố trên bờ biển phía Tây nước Mỹ. Trong ảnh là mặt phía trước và phía sau các tàu ngầm I-400.
Khi vũ khí vi trùng không sẵn sàng đúng hạn, kế hoạch đổi sang một cuộc ném bom thông thường xuống kênh đào Panama. Nhưng Nhật Bản đã phải đầu hàng trước khi cuộc tấn công diễn ra. Trong ảnh là Hải quân Mỹ kiểm tra hangar chứa máy bay của một chiếc I-400.
Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, năm tàu ngầm loại này còn nguyên vẹn đã bị Mỹ thu làm chiến lợi phẩm và đưa về Hawaii để kiểm tra. Ảnh trên là một tàu I-400 cạnh một tàu ngầm USS Proteus của Mỹ đầu năm 1946.
Năm sau, Liên Xô yêu cầu được nghiên cứu các tàu ngầm này nhưng Hoa Kỳ không muốn các bí mật công nghệ này bị rơi vào tay người khác nên đã đánh đắm năm con tàu này bằng ngư lôi từ tàu sân bay USS Cabezon ở Oahu. Ảnh trên: Lính Mỹ bên cạnh khẩu pháo 140mm trên tàu ngầm I-400.
Mặc dù tàu ngầm này chưa kịp xuất trận, nhưng những tiến bộ công nghệ của I-400 đã được công nhận và có thể nói rằng đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo sau này.
Tàu ngầm mang máy bay I-400 đạt tốc độ khi nổi 18,7 hải lý, lúc lặn 6,5 hải lý. Vũ khí của nó gồm 8 ống phóng ngư lôi 533mm, một khẩu pháo 140mm, 3 pháo 25mm cùng 3 chiếc máy bay tấn công Seiran. Trong ảnh là ba chiếc tàu ngầm loại I-400 gồm: I-400, I-401, I-14 được tàu USS Euryale lai dắt từ Sasebo, Nhật Bản về Trân Châu Cảng vào tháng 10/1945.
Mô hình phía đuôi tàu ngầm với chân vịt và bánh lái.
Mô hình mũi tàu với các ống phóng ngư lôi.
Các tàu ngầm I-400 của Nhật tại Trân Châu Cảng.
Còn bây giờ các tàu ngầm này đang nằm dưới độ sâu 822m dưới đáy biển bên ngoài Hawaii.