Dòng xe tăng hạng nặng Anh nổi danh nhất và thậm chí là đại diện cho cả phe đồng minh là Churchill được Công ty Harland & Wolff Heavy Industries và Vauxhall Motors thiết kế, sản xuất chủ yếu bởi Vauxhall Motors trong giai đoạn từ 1941-1945 với số lượng 7.368 chiếc.Thời kỳ đầu CTTG 2, những chiếc Churchill của Anh chủ yếu tung hoành trên chiến trường Bắc Phi cho tới khi quân đồng minh bắt đầu cuộc đổ bộ Normandy thì Churchill mới hoạt động mạnh mẽ hơn tại châu Âu. Nó từng được sử dụng một thời gian trong Chiến tranh Triều Tiên.Xe tăng hạng nặng Churchill được đánh giá là có bộ giáp rất dày, các tấm giáp xuất hiện toàn thân thậm chí là che luôn cả phần bánh xích. Đây được xem là một trong những cỗ tăng nặng nhất của phe đồng minh tham chiến trong CTTG 2. Trong ảnh là phiên bản Churchill I trang bị tháp pháo 40mm với 150 viên đạn cùng khẩu pháo 76mm gắn cố định trên thân. Khoảng 303 chiếc được chế tạo và sử dụng suốt cuộc chiến.Xe tăng hạng nặng Churchill có trọng lượng chiến đấu hơn 38 tấn, dài 7,44m, rộng 3,25m, kíp lái 5 người. Thân xe được bọc giáp dày từ 16-152mm tùy biến thể, trang bị động cơ 350 mã lực nên tốc độ chỉ đạt khoảng 24km/h. Nhìn chung, Churchill xoay trở kém, tốc độ chậm chạp như hầu hết dòng tăng hạng nặng thời kỳ này. Ảnh: Biến thể Churchill Mk III trang bị khẩu pháo 57mm với 84 viên đạn, loại bỏ khẩu pháo trên thân so với đời I. 675 chiếc được chế tạo sử dụng trong cuộc chiến.Biến thể Churchill Mk VI trang bị pháo tiêu chuẩn 75mm Mk V cho khả năng công phá mạnh hơn, thiết kế lại tháp pháo. 200 chiếc được sản xuất.Biến thể Churchill MkVIII được trang bị khẩu pháo cực mạnh 95mm, không rõ số lượng sản xuất.Trên cơ sở thành công của tăng Churchill, người Anh còn phát triển thêm nhiều biến thể khác hoặc loại tăng mới. Điển hình là tăng hạng nặng Black Prince (A43) được thiết kế năm 1943, nhưng chỉ có 6 chiếc ra đời trong năm 1945.Black Prince có trọng lượng lên tới 50 tấn, dài 8,81m, rộng 3,44m, cao 2,7m, kíp lái 5 người. Tăng được bọc giáp dày tới 152mm ở vị trị xung yếu nhất, trang bị khẩu pháo 76,2mm QF 17 có khả năng xuyên giáp dày 130mm cách 500m, 119mm cách 1.000m bằng đạn APCBC. Nếu dùng đạn APDS thì sức xuyên tăng lên 204mm ở cách 500m cho phép nó công phá được cả tăng hạng nặng Tiger II của Đức.Cuối năm 1942, hãng English Electric đã nỗ lực phát triển mẫu tăng hạng nặng Excelsior (A33) trên cơ sở tăng hạng trung Cromwell. Nó nặng khoảng 40 tấn, dài 6,9m, kíp lái 5 người, bọc giáp dày từ 20-114mm, trang bị pháo chính 75mm với 64 viên đạn. Tuy nhiên, sau cùng thì dự án đã bị hủy bỏ.Cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, dù cục diện chiến trường đã ngã ngũ nhưng các nhà sản xuất Anh vẫn nỗ lực phát triển mẫu tăng hạng nặng mới nhằm đối phó với Liên Xô. Dẫu vậy, dự án xe tăng hạng nặng FV214 Conqueror mãi tới đầu những năm 1950 mới được hoàn thành. Khoảng 185 chiếc được sản xuất bởi nhà máy ROF, triển khai chủ yếu tại Tây Đức giai đoạn 1955-1966.Xe tăng hạng nặng Conqueror được thiết kế nhằm đối phó với mẫu tăng IS-3 của Liên Xô. Vài trò chính của nó là cung cấp hỏa lực chống tăng tầm xa cho xe tăng hạng trung Centurion. Nó nặng tới 64 tấn, dài 12m, rộng 3,99m, cao 3,18m, kíp lái 4 người.Tăng hạng nặng Conqueror trang bị pháo rãnh xoắn 120mm cùng bộ giáp dày 180-250mm tùy phiên bản. Với động cơ 810 mã lực, nó có thể di chuyển với tốc độ khá 35km/h.
Dòng xe tăng hạng nặng Anh nổi danh nhất và thậm chí là đại diện cho cả phe đồng minh là Churchill được Công ty Harland & Wolff Heavy Industries và Vauxhall Motors thiết kế, sản xuất chủ yếu bởi Vauxhall Motors trong giai đoạn từ 1941-1945 với số lượng 7.368 chiếc.
Thời kỳ đầu CTTG 2, những chiếc Churchill của Anh chủ yếu tung hoành trên chiến trường Bắc Phi cho tới khi quân đồng minh bắt đầu cuộc đổ bộ Normandy thì Churchill mới hoạt động mạnh mẽ hơn tại châu Âu. Nó từng được sử dụng một thời gian trong Chiến tranh Triều Tiên.
Xe tăng hạng nặng Churchill được đánh giá là có bộ giáp rất dày, các tấm giáp xuất hiện toàn thân thậm chí là che luôn cả phần bánh xích. Đây được xem là một trong những cỗ tăng nặng nhất của phe đồng minh tham chiến trong CTTG 2. Trong ảnh là phiên bản Churchill I trang bị tháp pháo 40mm với 150 viên đạn cùng khẩu pháo 76mm gắn cố định trên thân. Khoảng 303 chiếc được chế tạo và sử dụng suốt cuộc chiến.
Xe tăng hạng nặng Churchill có trọng lượng chiến đấu hơn 38 tấn, dài 7,44m, rộng 3,25m, kíp lái 5 người. Thân xe được bọc giáp dày từ 16-152mm tùy biến thể, trang bị động cơ 350 mã lực nên tốc độ chỉ đạt khoảng 24km/h. Nhìn chung, Churchill xoay trở kém, tốc độ chậm chạp như hầu hết dòng tăng hạng nặng thời kỳ này. Ảnh: Biến thể Churchill Mk III trang bị khẩu pháo 57mm với 84 viên đạn, loại bỏ khẩu pháo trên thân so với đời I. 675 chiếc được chế tạo sử dụng trong cuộc chiến.
Biến thể Churchill Mk VI trang bị pháo tiêu chuẩn 75mm Mk V cho khả năng công phá mạnh hơn, thiết kế lại tháp pháo. 200 chiếc được sản xuất.
Biến thể Churchill MkVIII được trang bị khẩu pháo cực mạnh 95mm, không rõ số lượng sản xuất.
Trên cơ sở thành công của tăng Churchill, người Anh còn phát triển thêm nhiều biến thể khác hoặc loại tăng mới. Điển hình là tăng hạng nặng Black Prince (A43) được thiết kế năm 1943, nhưng chỉ có 6 chiếc ra đời trong năm 1945.
Black Prince có trọng lượng lên tới 50 tấn, dài 8,81m, rộng 3,44m, cao 2,7m, kíp lái 5 người. Tăng được bọc giáp dày tới 152mm ở vị trị xung yếu nhất, trang bị khẩu pháo 76,2mm QF 17 có khả năng xuyên giáp dày 130mm cách 500m, 119mm cách 1.000m bằng đạn APCBC. Nếu dùng đạn APDS thì sức xuyên tăng lên 204mm ở cách 500m cho phép nó công phá được cả tăng hạng nặng Tiger II của Đức.
Cuối năm 1942, hãng English Electric đã nỗ lực phát triển mẫu tăng hạng nặng Excelsior (A33) trên cơ sở tăng hạng trung Cromwell. Nó nặng khoảng 40 tấn, dài 6,9m, kíp lái 5 người, bọc giáp dày từ 20-114mm, trang bị pháo chính 75mm với 64 viên đạn. Tuy nhiên, sau cùng thì dự án đã bị hủy bỏ.
Cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, dù cục diện chiến trường đã ngã ngũ nhưng các nhà sản xuất Anh vẫn nỗ lực phát triển mẫu tăng hạng nặng mới nhằm đối phó với Liên Xô. Dẫu vậy, dự án xe tăng hạng nặng FV214 Conqueror mãi tới đầu những năm 1950 mới được hoàn thành. Khoảng 185 chiếc được sản xuất bởi nhà máy ROF, triển khai chủ yếu tại Tây Đức giai đoạn 1955-1966.
Xe tăng hạng nặng Conqueror được thiết kế nhằm đối phó với mẫu tăng IS-3 của Liên Xô. Vài trò chính của nó là cung cấp hỏa lực chống tăng tầm xa cho xe tăng hạng trung Centurion. Nó nặng tới 64 tấn, dài 12m, rộng 3,99m, cao 3,18m, kíp lái 4 người.
Tăng hạng nặng Conqueror trang bị pháo rãnh xoắn 120mm cùng bộ giáp dày 180-250mm tùy phiên bản. Với động cơ 810 mã lực, nó có thể di chuyển với tốc độ khá 35km/h.