Sukhoi T-4 là một trong những máy bay quân sự kỳ dị do Cục thiết kế OKB Sukhoi phát triển cho Không quân Liên Xô với mục đích trinh sát và đánh chặn tốc độ siêu âm. Tuy chưa được phân loại rõ ràng nhưng có thể hiểu, Sukhoi T4 được thiết kế làm nhiệm vụ của một tiêm kích đánh chặn tốc độ cao để chống các máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ như XB-70 (nhưng thực tế là đã bị hủy bỏ với chỉ hai nguyên mẫu được chế tạo).Quan sát bên ngoài, máy bay Sukhoi T-4 có phần thân rất dài, cánh tam giác, mũi máy bay rất lạ với cánh mũi đặt gần cabin, mũi rất dài được hạ thấp xuống để cung cấp tầm nhìn khi hạ cánh và cất cánh. Một kính tiềm vọng được sử dụng để nhìn phía trước khi mũi máy bay được rút lại.Cận cảnh mũi cùng buồng lái vô cùng quái dị của máy bay Sukhoi T-4.Để đưa con quái vật này lên trời, tiêm kích đánh chặn Sukhoi T-4 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kolesov RD-36-41…… cho phép đạt tốc độ tối gấp 3 lần vận tốc âm thanh (khoảng 3.200km/h), tốc độ bay hành trình 3.000km/h, trần bay 20.000-24.000m. Ảnh cận cảnh vòi phun động cơ RD-36-41.Hai cửa hút không khí khổng lồ đặt ở dưới bụng máy bay.Trong thực tế thử nghiệm, Sukhoi T-4 chưa bao giờ đạt được tốc độ tối đa Mach 3 để làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu âm. Nguyên mẫu 101 cất cánh lần đầu ngày 22/8/1972, nó chỉ bay tổng cộng 10 lần với tổng thời gian 10 giờ 20 phút, đạt được vận tốc Mach 1,3.Đáng lưu ý, Sukhoi T-4 khi đó được trang bị hệ thống lái fly-by-wire - đây là hệ thống lái kiểu mới hiện đại mà ngày nay các chiến đấu cơ thế hệ 4-5 đang sử dụng. Ít có máy bay nào sở hữu hệ thống fly-by-wire tương tự T-4 thời điểm nó ra đời.Sukhoi T-4 có chiều cao tới 11,2m làm những phi công muốn lên buồng lái cũng phải rất vất vả. Máy bay dài 44m, sải cánh 22m, trọng lượng cất cánh tối đa 135 tấn.Sukhoi T-4 được làm phần lớn từ titanium và thép không gỉ.Theo một số nguồn tin, do máy bay Sukhoi T-4 không thể bay tốc độ hành trình theo tốc độ thiết kế gần Mach 3 nên dự án bị hủy bỏ.Ngoài ra, Sukhoi T-4 có giá rất đắt, không dễ chế tạo, độ tin cậy cũng thấp nên Liên Xô buộc phải hủy bỏ dự án và tham vọng chế tạo 250 chiếc T-4. Hiện nay, chỉ còn duy nhất một nguyên mẫu Sukhoi T-4 trưng bày tại bảo tàng hàng không lớn nhất Nga Monino.
Sukhoi T-4 là một trong những máy bay quân sự kỳ dị do Cục thiết kế OKB Sukhoi phát triển cho Không quân Liên Xô với mục đích trinh sát và đánh chặn tốc độ siêu âm. Tuy chưa được phân loại rõ ràng nhưng có thể hiểu, Sukhoi T4 được thiết kế làm nhiệm vụ của một tiêm kích đánh chặn tốc độ cao để chống các máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ như XB-70 (nhưng thực tế là đã bị hủy bỏ với chỉ hai nguyên mẫu được chế tạo).
Quan sát bên ngoài, máy bay Sukhoi T-4 có phần thân rất dài, cánh tam giác, mũi máy bay rất lạ với cánh mũi đặt gần cabin, mũi rất dài được hạ thấp xuống để cung cấp tầm nhìn khi hạ cánh và cất cánh. Một kính tiềm vọng được sử dụng để nhìn phía trước khi mũi máy bay được rút lại.
Cận cảnh mũi cùng buồng lái vô cùng quái dị của máy bay Sukhoi T-4.
Để đưa con quái vật này lên trời, tiêm kích đánh chặn Sukhoi T-4 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kolesov RD-36-41…
… cho phép đạt tốc độ tối gấp 3 lần vận tốc âm thanh (khoảng 3.200km/h), tốc độ bay hành trình 3.000km/h, trần bay 20.000-24.000m. Ảnh cận cảnh vòi phun động cơ RD-36-41.
Hai cửa hút không khí khổng lồ đặt ở dưới bụng máy bay.
Trong thực tế thử nghiệm, Sukhoi T-4 chưa bao giờ đạt được tốc độ tối đa Mach 3 để làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu âm. Nguyên mẫu 101 cất cánh lần đầu ngày 22/8/1972, nó chỉ bay tổng cộng 10 lần với tổng thời gian 10 giờ 20 phút, đạt được vận tốc Mach 1,3.
Đáng lưu ý, Sukhoi T-4 khi đó được trang bị hệ thống lái fly-by-wire - đây là hệ thống lái kiểu mới hiện đại mà ngày nay các chiến đấu cơ thế hệ 4-5 đang sử dụng. Ít có máy bay nào sở hữu hệ thống fly-by-wire tương tự T-4 thời điểm nó ra đời.
Sukhoi T-4 có chiều cao tới 11,2m làm những phi công muốn lên buồng lái cũng phải rất vất vả. Máy bay dài 44m, sải cánh 22m, trọng lượng cất cánh tối đa 135 tấn.
Sukhoi T-4 được làm phần lớn từ titanium và thép không gỉ.
Theo một số nguồn tin, do máy bay Sukhoi T-4 không thể bay tốc độ hành trình theo tốc độ thiết kế gần Mach 3 nên dự án bị hủy bỏ.
Ngoài ra, Sukhoi T-4 có giá rất đắt, không dễ chế tạo, độ tin cậy cũng thấp nên Liên Xô buộc phải hủy bỏ dự án và tham vọng chế tạo 250 chiếc T-4. Hiện nay, chỉ còn duy nhất một nguyên mẫu Sukhoi T-4 trưng bày tại bảo tàng hàng không lớn nhất Nga Monino.