Du Lâm là căn cứ hải quân nằm ở phía cực Nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc) thuộc quyền quản lý của Hạm đội Nam Hải. Trong ảnh là vị trí căn cứ Du Lâm trên bản đồ vệ tinh Google Map. Du Lâm được xem là một trong những căn cứ quan trọng của của Hạm đội Nam Hải nói riêng và Hải quân Trung Quốc nói chung. Nơi đây có khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu như: tàu khu trục, khinh hạm, tàu ngầm thông thường, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tàu sân bay, tàu đổ bộ cỡ lớn.Trong ảnh (dấu đỏ) là vị trí cầu tàu ban đầu của căn cứ Du Lâm (chỉ có khả năng tiếp nhận tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm thông thường). Các cầu tàu neo đậu chiến hạm của Hải quân Trung Quốc. Các cầu tàu neo đậu tàu ngầm động cơ thông thường của Hải quân Trung Quốc (dấu đỏ). Đầu những năm 1990, Hải quân Trung Quốc mở rộng căn cứ Du Lâm tới vịnh Nha Long. Nơi đây được xây dựng thành căn cứ hiện đại có khả năng đồn trú tàu ngầm hạt nhân, tiếp nhận được tàu sân bay.Căn cứ tàu ngầm ở vịnh Nha Long được xây dựng hệ thống khử từ (dấu đỏ) giúp các tàu ngầm khó bị phát hiện bởi hệ thống định vị sóng âm. Căn cứ vịnh Nha Long được xây dựng 2 cầu tàu dài 1.000m để neo đậu tàu chiến cỡ lớn, tàu đổ bộ, tàu hậu cần và tàu sân bay. Trong ảnh (dấu đỏ) là các tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn neo đậu trong vịnh Nha Long. Cách đó không xa là 4 cầu tàu neo đậu tàu ngầm. Trong các bức ảnh được tạp chí Jane’s Intelligence Review công bố năm 2008 thì nơi đây chỉ có 3 cầu tàu. Tuy nhiên, theo cập nhật của Google Map năm 2012 thì căn cứ này được xây thêm một cầu tàu.Một tàu ngầm (dấu đỏ) neo đậu tại một trong 4 cầu tàu tại vịnh Nha Long. Đây có thể là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn Type 094 được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 (tầm bắn 8.000km). Hiện vẫn chưa rõ tàu ngầm Type 094 được điều chuyển về hạm đội nào của Hải quân Trung Quốc. Ngoài các cầu tàu, Trung Quốc còn xây dựng ở vịnh Nha Long đường hầm trú ẩn cho tàu ngầm. Trong ảnh là lối vào hầm ngầm với cửa rộng khoảng 16m. Một số đường hầm (dấu đỏ) trên bộ ở vịnh Nha Long. Trên bộ là các cơ sở của Hải quân Trung Quốc.
Du Lâm là căn cứ hải quân nằm ở phía cực Nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc) thuộc quyền quản lý của Hạm đội Nam Hải. Trong ảnh là vị trí căn cứ Du Lâm trên bản đồ vệ tinh Google Map.
Du Lâm được xem là một trong những căn cứ quan trọng của của Hạm đội Nam Hải nói riêng và Hải quân Trung Quốc nói chung. Nơi đây có khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu như: tàu khu trục, khinh hạm, tàu ngầm thông thường, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tàu sân bay, tàu đổ bộ cỡ lớn.
Trong ảnh (dấu đỏ) là vị trí cầu tàu ban đầu của căn cứ Du Lâm (chỉ có khả năng tiếp nhận tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm thông thường).
Các cầu tàu neo đậu chiến hạm của Hải quân Trung Quốc.
Các cầu tàu neo đậu tàu ngầm động cơ thông thường của Hải quân Trung Quốc (dấu đỏ).
Đầu những năm 1990, Hải quân Trung Quốc mở rộng căn cứ Du Lâm tới vịnh Nha Long. Nơi đây được xây dựng thành căn cứ hiện đại có khả năng đồn trú tàu ngầm hạt nhân, tiếp nhận được tàu sân bay.
Căn cứ tàu ngầm ở vịnh Nha Long được xây dựng hệ thống khử từ (dấu đỏ) giúp các tàu ngầm khó bị phát hiện bởi hệ thống định vị sóng âm.
Căn cứ vịnh Nha Long được xây dựng 2 cầu tàu dài 1.000m để neo đậu tàu chiến cỡ lớn, tàu đổ bộ, tàu hậu cần và tàu sân bay.
Trong ảnh (dấu đỏ) là các tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn neo đậu trong vịnh Nha Long.
Cách đó không xa là 4 cầu tàu neo đậu tàu ngầm. Trong các bức ảnh được tạp chí Jane’s Intelligence Review công bố năm 2008 thì nơi đây chỉ có 3 cầu tàu. Tuy nhiên, theo cập nhật của Google Map năm 2012 thì căn cứ này được xây thêm một cầu tàu.
Một tàu ngầm (dấu đỏ) neo đậu tại một trong 4 cầu tàu tại vịnh Nha Long. Đây có thể là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn Type 094 được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 (tầm bắn 8.000km). Hiện vẫn chưa rõ tàu ngầm Type 094 được điều chuyển về hạm đội nào của Hải quân Trung Quốc.
Ngoài các cầu tàu, Trung Quốc còn xây dựng ở vịnh Nha Long đường hầm trú ẩn cho tàu ngầm. Trong ảnh là lối vào hầm ngầm với cửa rộng khoảng 16m.
Một số đường hầm (dấu đỏ) trên bộ ở vịnh Nha Long.
Trên bộ là các cơ sở của Hải quân Trung Quốc.