Trong giai đoạn 1939-1945, Phần Lan từng xảy ra cuộc chiến tranh lớn với Liên Xô, có thời điểm họ còn đứng bên cạnh phát xít Đức ủng hộ cuộc xâm lược vào Liên Xô. Thế nên, trong bảo tàng xe tăng lớn nhất quốc gia này hôm nay sở hữu khá nhiều loại xe tăng của cả hai cường quốc Đức – Liên Xô thời CTTG 2. Những trang bị này vốn không có nhiều bảo tàng ở châu Âu có, ngoại trừ một vài nơi như Bovington (Anh) hay Kubinka (Nga).Cũng vì có thời gian bắt tay Đức phát xít nên không lạ khi những chiếc xe tăng từng trang bị trong QĐ Phần Lan có xuất hiện dấu chữ thập đen trên thân xe hay tháp pháo. Ảnh: Xe tăng hạng nhẹ T-26 của Liên Xô bị Phần Lan tịch thu trong cuộc chiến tranh 1939-1940. Sau đó Phần Lan tái sử dụng lại.Bên phải ảnh là hai khẩu pháo tự hành chống tăng StuG mà Đức cung cấp cho Phần Lan sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2.Bảo tàng xe tăng Parola nằm cách Helsinki 110km về phía Bắc là nơi trưng bày bộ sưu tập xe tăng, xe bọc thép và pháo chống tăng được sử dụng bởi Lực lượng Quốc phòng Phần Lan trong lịch sử. Ảnh: Xe tăng hạng trung Pz IV mà Đức cung cấp cho Phần Lan trong CTTG 2.Xe ô tô bọc thép BA-20 của Liên Xô bị Phần Lan tịch thu và sử dụng lại trong chiến tranh.Xe tăng T-26E do Phần Lan cải tiến trên cơ sở xe tăng Vicker 6-tấn của Anh kết hợp với tháp pháo tăng T-26 của Liên Xô.Pháo tự hành chống tăng StuG do Đức chế tạo.Xe tăng BT-42 do Phần Lan cải tiến từ khung gầm tăng BT-4 thu được của Liên Xô, trang bị khẩu pháo 114mm.Xe tăng Renualt FT model 1917 do Pháp chế tạo, cung cấp cho Phần Lan.Xe tăng Vickers 6-tấn do Anh sản xuất, trang bị pháo 37mm Bofors, 38 chiếc từng phục vụ trong QĐ Phần Lan suốt cuộc chiến tranh mùa đông với Liên Xô.Xe tăng hạng nhẹ T-50 mà Phần Lan thu được từ Liên Xô.Một mẫu xe tăng hạng nặng đa tháp pháo T-28 (Liên Xô) bị Phần Lan tóm gọn.Xe tăng hạng nặng KV-1 bị Phần Lan bắt sống và tái sử dụng.Sau chiến tranh thế giới, những năm 1960, Phần Lan lại có mối quan hệ hợp tác quân sự - chính trị rất tốt với Liên Xô. Qua đó, không lạ khi ở bảo tàng Parola lại có sự xuất hiện của xe tăng T-55 và T-72. Ảnh: Mặt cắt xe tăng T-55 tại bảo tảng của Phần Lan.Một khách du lịch đang đứng trên chiếc xe tăng T-72M1 từng phục vụ trong Quân đội Phần Lan.Góc trưng bày các loại xe tăng của Phần Lan trong chiến tranh Lạnh gồm có pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 (cuối hàng, bên trái), tiếp đó tới xe tăng T-55 (hai chiếc từ cuối lên trên, bên trái), đầu hàng bên trái là BMP-1, dãy bên phải là xe bọc thép BTR-50P và ở giữa là xe bọc thép BTR-60.Parola cũng là nơi trưng bày khá nhiều thành tựu quốc phòng riêng của Phần Lan – điển hình là cối tự hành Patria AMOS trong ảnh.
Trong giai đoạn 1939-1945, Phần Lan từng xảy ra cuộc chiến tranh lớn với Liên Xô, có thời điểm họ còn đứng bên cạnh phát xít Đức ủng hộ cuộc xâm lược vào Liên Xô. Thế nên, trong bảo tàng xe tăng lớn nhất quốc gia này hôm nay sở hữu khá nhiều loại xe tăng của cả hai cường quốc Đức – Liên Xô thời CTTG 2. Những trang bị này vốn không có nhiều bảo tàng ở châu Âu có, ngoại trừ một vài nơi như Bovington (Anh) hay Kubinka (Nga).
Cũng vì có thời gian bắt tay Đức phát xít nên không lạ khi những chiếc xe tăng từng trang bị trong QĐ Phần Lan có xuất hiện dấu chữ thập đen trên thân xe hay tháp pháo. Ảnh: Xe tăng hạng nhẹ T-26 của Liên Xô bị Phần Lan tịch thu trong cuộc chiến tranh 1939-1940. Sau đó Phần Lan tái sử dụng lại.
Bên phải ảnh là hai khẩu pháo tự hành chống tăng StuG mà Đức cung cấp cho Phần Lan sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Bảo tàng xe tăng Parola nằm cách Helsinki 110km về phía Bắc là nơi trưng bày bộ sưu tập xe tăng, xe bọc thép và pháo chống tăng được sử dụng bởi Lực lượng Quốc phòng Phần Lan trong lịch sử. Ảnh: Xe tăng hạng trung Pz IV mà Đức cung cấp cho Phần Lan trong CTTG 2.
Xe ô tô bọc thép BA-20 của Liên Xô bị Phần Lan tịch thu và sử dụng lại trong chiến tranh.
Xe tăng T-26E do Phần Lan cải tiến trên cơ sở xe tăng Vicker 6-tấn của Anh kết hợp với tháp pháo tăng T-26 của Liên Xô.
Pháo tự hành chống tăng StuG do Đức chế tạo.
Xe tăng BT-42 do Phần Lan cải tiến từ khung gầm tăng BT-4 thu được của Liên Xô, trang bị khẩu pháo 114mm.
Xe tăng Renualt FT model 1917 do Pháp chế tạo, cung cấp cho Phần Lan.
Xe tăng Vickers 6-tấn do Anh sản xuất, trang bị pháo 37mm Bofors, 38 chiếc từng phục vụ trong QĐ Phần Lan suốt cuộc chiến tranh mùa đông với Liên Xô.
Xe tăng hạng nhẹ T-50 mà Phần Lan thu được từ Liên Xô.
Một mẫu xe tăng hạng nặng đa tháp pháo T-28 (Liên Xô) bị Phần Lan tóm gọn.
Xe tăng hạng nặng KV-1 bị Phần Lan bắt sống và tái sử dụng.
Sau chiến tranh thế giới, những năm 1960, Phần Lan lại có mối quan hệ hợp tác quân sự - chính trị rất tốt với Liên Xô. Qua đó, không lạ khi ở bảo tàng Parola lại có sự xuất hiện của xe tăng T-55 và T-72. Ảnh: Mặt cắt xe tăng T-55 tại bảo tảng của Phần Lan.
Một khách du lịch đang đứng trên chiếc xe tăng T-72M1 từng phục vụ trong Quân đội Phần Lan.
Góc trưng bày các loại xe tăng của Phần Lan trong chiến tranh Lạnh gồm có pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 (cuối hàng, bên trái), tiếp đó tới xe tăng T-55 (hai chiếc từ cuối lên trên, bên trái), đầu hàng bên trái là BMP-1, dãy bên phải là xe bọc thép BTR-50P và ở giữa là xe bọc thép BTR-60.
Parola cũng là nơi trưng bày khá nhiều thành tựu quốc phòng riêng của Phần Lan – điển hình là cối tự hành Patria AMOS trong ảnh.