Lực lượng không quân Cộng hòa Dân chủ Đức (thường gọi tắt là Đông Đức) được thành lập ngày 1/3/1956, dừng hoạt động giải thế ngày 2/10/1990 sau khi nước Đức thống nhất. Thời điểm năm 1989, không quân Đông Đức có trong tay 800 máy bay các loại và quân số thường trực 45.000 người. Sau khi thống nhất nước Đức, đại đa số các máy bay Đông Đức bị loại biên chế rồi bán cho các nước khác hoặc là làm mục tiêu tập trận.Không quân Cộng hòa Dân chủ Đức có tổng cộng khoảng 400 chiếc chiến đấu cơ gồm tiêm kích phòng không, cường kích. Trong đó, loại tiêm kích hiện đại nhất là 24 chiếc MiG-29A và MiG-29UB do Liên Xô cung cấp.Các máy bay MiG-29 hoạt động trong KQ Liên bang Đức tới tận năm 2004, chủ yếu làm nhiệm vụ đóng giả tiêm kích đối địch. Hầu hết số này được bán lại cho Ba Lan.Tuy nhiên, lực lượng tiêm kích đông đảo nhất của Đông Đức lại là những chiếc MiG-21 với số lượng lên tới 251 chiếc gồm nhiều biến thể như PFM, MF, bis, UM.Ảnh một chiếc tiêm kích MiG-21MF của Không quân Đông Đức.Lực lượng không quân tấn công mặt đất chủ yếu gồm các máy bay Su-22 và MiG-23BN.Số lượng Su-22 của Đông Đức lên tới 54 chiếc, chiếm đa số là mẫu Su-22M4 hiện đại nhất dòng Su-17/22, còn lại là phiên bản huấn luyện Su-22UM3K.Hơn 10 chiếc Su-22 cũng được trang bị cho Hải quân Đông Đức sử dụng.Ngoài Su-22, Không quân Đông Đức có trong tay khoảng 18 chiếc cường kích MiG-23BN - phiên bản làm nhiệm vụ tấn công mặt đất của dòng tiêm kích cánh cụp cánh xòe MiG-23.Đa số các máy bay MiG-23BN đều bị CHLB Đức loại biên ngay sau khi sáp nhập, một vài chiếc được bán cho Mỹ sử dụng thử nghiệm.Không quân vận tải Đông Đức có 62 chiếc chủ yếu do Liên Xô và Tiệp Khắc sản xuất. Nhưng đa phần số vận tải quân sự là loại hạng nhẹ tầm ngắn như An-2, An-26, L-410 trong khi loại tầm xa có Il-62, Tu-134 hay Tu-154 chủ yếu dùng cho VIP.Trong ảnh là máy bay vận tải quân sự chủ lực của Không quân Đông Đức An-26.Máy bay chở VIP Tu-134 của Đông Đức.Lực lượng trực thăng có chừng 110 chiếc họ Mi do Liên Xô sản xuất. Trong đó có tới 51 chiếc trực thăng tấn công Mi-24D hiện đại.Còn lại là 98 chiếc trực thăng vận tải Mi-8 và một số chiếc Mi-2, Mi-14.
Lực lượng không quân Cộng hòa Dân chủ Đức (thường gọi tắt là Đông Đức) được thành lập ngày 1/3/1956, dừng hoạt động giải thế ngày 2/10/1990 sau khi nước Đức thống nhất. Thời điểm năm 1989, không quân Đông Đức có trong tay 800 máy bay các loại và quân số thường trực 45.000 người. Sau khi thống nhất nước Đức, đại đa số các máy bay Đông Đức bị loại biên chế rồi bán cho các nước khác hoặc là làm mục tiêu tập trận.
Không quân Cộng hòa Dân chủ Đức có tổng cộng khoảng 400 chiếc chiến đấu cơ gồm tiêm kích phòng không, cường kích. Trong đó, loại tiêm kích hiện đại nhất là 24 chiếc MiG-29A và MiG-29UB do Liên Xô cung cấp.
Các máy bay MiG-29 hoạt động trong KQ Liên bang Đức tới tận năm 2004, chủ yếu làm nhiệm vụ đóng giả tiêm kích đối địch. Hầu hết số này được bán lại cho Ba Lan.
Tuy nhiên, lực lượng tiêm kích đông đảo nhất của Đông Đức lại là những chiếc MiG-21 với số lượng lên tới 251 chiếc gồm nhiều biến thể như PFM, MF, bis, UM.
Ảnh một chiếc tiêm kích MiG-21MF của Không quân Đông Đức.
Lực lượng không quân tấn công mặt đất chủ yếu gồm các máy bay Su-22 và MiG-23BN.
Số lượng Su-22 của Đông Đức lên tới 54 chiếc, chiếm đa số là mẫu Su-22M4 hiện đại nhất dòng Su-17/22, còn lại là phiên bản huấn luyện Su-22UM3K.
Hơn 10 chiếc Su-22 cũng được trang bị cho Hải quân Đông Đức sử dụng.
Ngoài Su-22, Không quân Đông Đức có trong tay khoảng 18 chiếc cường kích MiG-23BN - phiên bản làm nhiệm vụ tấn công mặt đất của dòng tiêm kích cánh cụp cánh xòe MiG-23.
Đa số các máy bay MiG-23BN đều bị CHLB Đức loại biên ngay sau khi sáp nhập, một vài chiếc được bán cho Mỹ sử dụng thử nghiệm.
Không quân vận tải Đông Đức có 62 chiếc chủ yếu do Liên Xô và Tiệp Khắc sản xuất. Nhưng đa phần số vận tải quân sự là loại hạng nhẹ tầm ngắn như An-2, An-26, L-410 trong khi loại tầm xa có Il-62, Tu-134 hay Tu-154 chủ yếu dùng cho VIP.
Trong ảnh là máy bay vận tải quân sự chủ lực của Không quân Đông Đức An-26.
Máy bay chở VIP Tu-134 của Đông Đức.
Lực lượng trực thăng có chừng 110 chiếc họ Mi do Liên Xô sản xuất. Trong đó có tới 51 chiếc trực thăng tấn công Mi-24D hiện đại.
Còn lại là 98 chiếc trực thăng vận tải Mi-8 và một số chiếc Mi-2, Mi-14.