Được trang bị khẩu pháo hạng nặng cỡ 122mm cùng bộ giáp dày từ 80-230mm, tốc độ tối đa lên tới 43km/h, xe tăng T-10 được các chuyên gia quân sự thế giới coi là cỗ tăng hạng nặng hiện đại nhất trong lịch sử xe tăng hạng nặng thế giới nói chung và Liên Xô nói riêng. Đồng thời nó cũng giữ vị trí là xe tăng hạng nặng được sản xuất nhiều nhất thế giới.Chương trình phát triển xe tăng hạng nặng T-10 (còn có các tên khác là Object 730, IS-8 hoặc IS-10) được phát triển sau chiến tranh Thế giới thứ 2 nhằm thay thế cho các dòng tăng hạng nặng IS-2, IS-3 và IS-4. Chủ trì chương trình thiết kế kéo dài từ năm 1948-1952 là nhà sáng chế Zhozef Kotin.Mẫu xe tăng T-10 đầu tiên được sản xuất năm 1952 với pháo chính 122mm D-25TA (phiên bản cải tiến của nòng D-25T trên tăng IS-2, IS-3) với bộ hãm hai buồng giảm giật. Pháo chính được trang bị hệ thống ngắm viễn vọng TSh-2-27 với tầm bắn đến 5.000m.Phiên bản cuối cùng của T-10 ra mắt năm 1957 được định danh là T-10A với pháo chính 122mm M-62-T2 cùng hệ thống cân bằng pháo hai trục 2E12 Liven cùng hai đại liên hạng nặng 14,5mm KPVT. Ngoài ra, sau đó nó còn được liên tục bổ sung cải tiến trang bị thêm hệ thống quan sát đêm, hệ thống chống vũ khí nguyên tử.Khoảng 8.000 chiếc xe tăng hạng nặng T-10 đã được sản xuất từ năm 1953-1974, có lẽ nhiều nhất trong số đó là phiên bản T-10M hiện đại. Con số đó đã đưa T-10 trở thành mẫu tăng hạng nặng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử Liên Xô nói riêng và thế giới nói chung.Xe tăng hạng nặng T-10 có trọng lượng tổng thể tới 52 tấn, dài 7,41m, rộng 3,56m, cao 2,43m với kíp lái 4 người.Một trong những điểm nhấn đáng kể nhất trên thiết kế xe tăng T-10 là khẩu pháo cỡ 122mm M-62-T2 (2A17) được trang bị hệ thống cân bằng hai trục 2E12 Liven cho khả năng vừa di chuyển vừa bắn chính xác cao. Không có một dòng tăng hạng nặng nào trước đó của Liên Xô sở hữu hệ thống ổn định này.Sức xuyên phá của nòng M-62-T2 cũng "vô đối" thời điểm bấy giờ, nó thừa sức xuyên thủng giáp mọi loại tăng Anh và Mỹ ít nhất là cho tới khi xe tăng Challenger hay M1 Abrams ra đời. Với đạn BD-472, M-62-T2 có thể xuyên thủng giáp thép đồng nhất dày đến 214mm ở góc chạm 0 độ hoặc 172mm ở góc chạm 30 độ; đạn BM11 cho sức xuyên tối đa đến 320mm góc chạm 0 độ hoặc 110mm góc chạm 60 độ và đạn 3BK9 xuyên giáp dày 200mm góc chạm 60 độ.Hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng rất đáng gờm - thân xe tăng T-10 có hình dạng phức tạp với phần trên của xe được lắp nghiêng, còn các tấm thép uốn cong phía dưới xe có hình dạng bên ngoài giống đầu xe IS-3 (mũi cá măng). Mặt trước xe tăng có độ dày lên tới 120mm.Tháp pháo đúc hình thuôn với nhiều góc nghiêng khác nhau đảm bảo sự khác nhau về độ dày giáp bảo vệ cho tháp pháo, được biết phần dày nhất (mặt trước) lên tới 230mm.Hai bên hông xe dày từ 80-120mm và đuôi xe dày 60mm. Nhìn chung, xe tăng hạng nặng T-10 sở hữu bộ giáp rất tốt, đủ khả năng chống các loại đạn xuyên từ pháo 90-105mm của xe tăng phương Tây.So với thế hệ T-10A/B, xe tăng hạng nặng T-10M sử dụng động cơ mới khỏe hơn V-12-6 công suất 750 mã lực cùng bộ truyền động 8 số công nghệ những năm 1960 thay cho hộp số 6 số cũ.Xe tăng T-10 có thể đạt tốc độ tối đa tới 42km/h - có thể coi là nhanh nhất trong dòng tăng hạng nặng Liên Xô, tầm hoạt động hơi kém chỉ 250km.Với những công nghệ đỉnh cao nhất trong phát triển xe tăng hạng nặng, T-10 không bao giờ được phép xuất khẩu cũng như hiếm tham gia tập trận công khai. Chúng được trang bị cho các đơn vị tinh nhuệ của Hồng quân Liên Xô đóng quân ở các nước thuộc Hiệp ước Warsaw.Trước sự phát triển những vũ bão của công nghệ xe tăng, sự ra đời của những cỗ tăng thế hệ mới có bộ giáp ngang ngửa tăng hạng nặng, nhanh ngang tăng hạng trung, vai trò của xe tăng hạng nặng lu mờ dần. Hầu hết số xe tăng T-10 trong những năm 1970 đưa vào chế độ bảo trì dài hạn. Đến năm 1993, xe tăng T-10 chính thức rút khỏi lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
Được trang bị khẩu pháo hạng nặng cỡ 122mm cùng bộ giáp dày từ 80-230mm, tốc độ tối đa lên tới 43km/h, xe tăng T-10 được các chuyên gia quân sự thế giới coi là cỗ tăng hạng nặng hiện đại nhất trong lịch sử xe tăng hạng nặng thế giới nói chung và Liên Xô nói riêng. Đồng thời nó cũng giữ vị trí là xe tăng hạng nặng được sản xuất nhiều nhất thế giới.
Chương trình phát triển xe tăng hạng nặng T-10 (còn có các tên khác là Object 730, IS-8 hoặc IS-10) được phát triển sau chiến tranh Thế giới thứ 2 nhằm thay thế cho các dòng tăng hạng nặng IS-2, IS-3 và IS-4. Chủ trì chương trình thiết kế kéo dài từ năm 1948-1952 là nhà sáng chế Zhozef Kotin.
Mẫu xe tăng T-10 đầu tiên được sản xuất năm 1952 với pháo chính 122mm D-25TA (phiên bản cải tiến của nòng D-25T trên tăng IS-2, IS-3) với bộ hãm hai buồng giảm giật. Pháo chính được trang bị hệ thống ngắm viễn vọng TSh-2-27 với tầm bắn đến 5.000m.
Phiên bản cuối cùng của T-10 ra mắt năm 1957 được định danh là T-10A với pháo chính 122mm M-62-T2 cùng hệ thống cân bằng pháo hai trục 2E12 Liven cùng hai đại liên hạng nặng 14,5mm KPVT. Ngoài ra, sau đó nó còn được liên tục bổ sung cải tiến trang bị thêm hệ thống quan sát đêm, hệ thống chống vũ khí nguyên tử.
Khoảng 8.000 chiếc xe tăng hạng nặng T-10 đã được sản xuất từ năm 1953-1974, có lẽ nhiều nhất trong số đó là phiên bản T-10M hiện đại. Con số đó đã đưa T-10 trở thành mẫu tăng hạng nặng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử Liên Xô nói riêng và thế giới nói chung.
Xe tăng hạng nặng T-10 có trọng lượng tổng thể tới 52 tấn, dài 7,41m, rộng 3,56m, cao 2,43m với kíp lái 4 người.
Một trong những điểm nhấn đáng kể nhất trên thiết kế xe tăng T-10 là khẩu pháo cỡ 122mm M-62-T2 (2A17) được trang bị hệ thống cân bằng hai trục 2E12 Liven cho khả năng vừa di chuyển vừa bắn chính xác cao. Không có một dòng tăng hạng nặng nào trước đó của Liên Xô sở hữu hệ thống ổn định này.
Sức xuyên phá của nòng M-62-T2 cũng "vô đối" thời điểm bấy giờ, nó thừa sức xuyên thủng giáp mọi loại tăng Anh và Mỹ ít nhất là cho tới khi xe tăng Challenger hay M1 Abrams ra đời. Với đạn BD-472, M-62-T2 có thể xuyên thủng giáp thép đồng nhất dày đến 214mm ở góc chạm 0 độ hoặc 172mm ở góc chạm 30 độ; đạn BM11 cho sức xuyên tối đa đến 320mm góc chạm 0 độ hoặc 110mm góc chạm 60 độ và đạn 3BK9 xuyên giáp dày 200mm góc chạm 60 độ.
Hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng rất đáng gờm - thân xe tăng T-10 có hình dạng phức tạp với phần trên của xe được lắp nghiêng, còn các tấm thép uốn cong phía dưới xe có hình dạng bên ngoài giống đầu xe IS-3 (mũi cá măng). Mặt trước xe tăng có độ dày lên tới 120mm.
Tháp pháo đúc hình thuôn với nhiều góc nghiêng khác nhau đảm bảo sự khác nhau về độ dày giáp bảo vệ cho tháp pháo, được biết phần dày nhất (mặt trước) lên tới 230mm.
Hai bên hông xe dày từ 80-120mm và đuôi xe dày 60mm. Nhìn chung, xe tăng hạng nặng T-10 sở hữu bộ giáp rất tốt, đủ khả năng chống các loại đạn xuyên từ pháo 90-105mm của xe tăng phương Tây.
So với thế hệ T-10A/B, xe tăng hạng nặng T-10M sử dụng động cơ mới khỏe hơn V-12-6 công suất 750 mã lực cùng bộ truyền động 8 số công nghệ những năm 1960 thay cho hộp số 6 số cũ.
Xe tăng T-10 có thể đạt tốc độ tối đa tới 42km/h - có thể coi là nhanh nhất trong dòng tăng hạng nặng Liên Xô, tầm hoạt động hơi kém chỉ 250km.
Với những công nghệ đỉnh cao nhất trong phát triển xe tăng hạng nặng, T-10 không bao giờ được phép xuất khẩu cũng như hiếm tham gia tập trận công khai. Chúng được trang bị cho các đơn vị tinh nhuệ của Hồng quân Liên Xô đóng quân ở các nước thuộc Hiệp ước Warsaw.
Trước sự phát triển những vũ bão của công nghệ xe tăng, sự ra đời của những cỗ tăng thế hệ mới có bộ giáp ngang ngửa tăng hạng nặng, nhanh ngang tăng hạng trung, vai trò của xe tăng hạng nặng lu mờ dần. Hầu hết số xe tăng T-10 trong những năm 1970 đưa vào chế độ bảo trì dài hạn. Đến năm 1993, xe tăng T-10 chính thức rút khỏi lực lượng vũ trang Liên bang Nga.