Ngày 29/5/2015, Hải quân Mỹ chính thức cho nghỉ hưu tàu hộ vệ USS Simpson (FFG-56) sau 30 năm phục vụ tích cực trên khắp các đại dương.Một buổi lễ trang trọng đã được tổ chức "tiễn đưa" USS Simpson tại quân cảng Mayport.Một trong những dấu ấn lớn nhất suốt 30 năm phục vụ Hải quân Mỹ của tàu USS Simpson là “chiến công” đánh chìm tàu tên lửa cao tốc Joshan của Hải quân Iran trong một cuộc đụng độ ở vùng Vịnh ngày 18/4/1988.Trong ảnh là đài tưởng niệm các thủy thủ tàu chiến Joshan của Hải quân Iran.Tàu hộ vệ USS Simpson (FFG-56) được khởi đóng tại nhà máy Bath Iron Works vào ngày 27/1984, chính thức hạ thủy ngày 31/8/1984 và chính thức biên chế ngày 21/9/1985. Nghĩa là chỉ 9 ngày sau sinh nhật lần thứ 30, USS Simpson chính thức được cho ngừng hoạt động.USS Simpson thuộc lớp tàu Oliver Hazard Perry (OHP) được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không, dưới mặt nước, tuần tra bảo vệ lãnh hải, hộ tống, tìm kiếm cứu nạn... Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 4.200 tấn, dài 138m, rộng 14m, mớn nước 6,7m. Thủy thủ đoàn gồm 190 người.Con tàu được trang bị hai động cơ tuốc bin khí LM2500-30 sản sinh công suất 41.000 mã lực cho tốc độ bơi 29 hải lý/h, hải trình 9.300km với tốc độ kinh tế 18 hải lý/h.Hỏa lực phòng không trên tàu hộ vệ USS Simpson (FFG-56) so với các tàu cùng thời của Nga là khá mạnh. Nó được trang hệ thống phòng không tầm trung SM-1MR - thế hệ đầu tiên của dòng tên lửa nổi danh Standard Missile dành cho Hải quân Mỹ. Thời điểm đó, các tàu OHP chưa có bệ phóng thẳng đứng, mà chỉ có bệ phóng đơn đa năng Mk13 với bộ phận nạp đạn tự động.Trong ảnh, tên lửa SM-1MR rời bệ phóng đơn Mk13, nó đạt tầm bắn tối đa 37km, trang bị công nghệ dẫn đường radar bán chủ động kết hợp định vị toàn cầu...Đặc biệt, bệ phóng Mk13 trên tàu lớp OHP cũng được sử dụng để phóng tên lửa hành trình chống hạm Harpoon. Tuy nhiên, kể từ năm 2004, các tàu OHP và cả USS Simpson đã bị loại bỏ bệ phóng Mk13 đồng nghĩa với việc nó mất khả năng tác chiến phòng không tầm trung và chống hạm tầm xa.Nhưng hỏa lực chống ngầm thì vẫn được giữ lại với hai bệ phóng ngư lôi Mk31 324mm có thể phóng các loại ngư lôi dẫn đường Mk46, Mk50, Mk54.Hỏa lực pháo vẫn được giữ lại với pháo hạm OTO Melara Mk 75 mod 2 cỡ nòng 76,2mm đạt tầm bắn khoảng 15km.Và tổ hợp pháo phòng không cao tốc (CIWS) Phalanx 6 nòng cỡ 20mm.Đặt biệt, đuôi tàu có thể chở tới 2 trực thăng chống ngầm loại SH-60B có khả năng mang được ngư lôi 324mm cùng hệ thống định vị thủy âm.Cũng với việc cho nghỉ hưu USS Simpson (FFG-56), Hải quân Mỹ chính thức loại biên chế toàn bộ 51 tàu hộ vệ tên lửa lớp Oliver Hazard Perry kể từ khi đưa vào phục vụ năm 1977. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20 chiếc OHP vẫn đang phục vụ tích hợp ở hải quân các nước đồng minh Mỹ.
Ngày 29/5/2015, Hải quân Mỹ chính thức cho nghỉ hưu tàu hộ vệ USS Simpson (FFG-56) sau 30 năm phục vụ tích cực trên khắp các đại dương.
Một buổi lễ trang trọng đã được tổ chức "tiễn đưa" USS Simpson tại quân cảng Mayport.
Một trong những dấu ấn lớn nhất suốt 30 năm phục vụ Hải quân Mỹ của tàu USS Simpson là “chiến công” đánh chìm tàu tên lửa cao tốc Joshan của Hải quân Iran trong một cuộc đụng độ ở vùng Vịnh ngày 18/4/1988.
Trong ảnh là đài tưởng niệm các thủy thủ tàu chiến Joshan của Hải quân Iran.
Tàu hộ vệ USS Simpson (FFG-56) được khởi đóng tại nhà máy Bath Iron Works vào ngày 27/1984, chính thức hạ thủy ngày 31/8/1984 và chính thức biên chế ngày 21/9/1985. Nghĩa là chỉ 9 ngày sau sinh nhật lần thứ 30, USS Simpson chính thức được cho ngừng hoạt động.
USS Simpson thuộc lớp tàu Oliver Hazard Perry (OHP) được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không, dưới mặt nước, tuần tra bảo vệ lãnh hải, hộ tống, tìm kiếm cứu nạn... Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 4.200 tấn, dài 138m, rộng 14m, mớn nước 6,7m. Thủy thủ đoàn gồm 190 người.
Con tàu được trang bị hai động cơ tuốc bin khí LM2500-30 sản sinh công suất 41.000 mã lực cho tốc độ bơi 29 hải lý/h, hải trình 9.300km với tốc độ kinh tế 18 hải lý/h.
Hỏa lực phòng không trên tàu hộ vệ USS Simpson (FFG-56) so với các tàu cùng thời của Nga là khá mạnh. Nó được trang hệ thống phòng không tầm trung SM-1MR - thế hệ đầu tiên của dòng tên lửa nổi danh Standard Missile dành cho Hải quân Mỹ. Thời điểm đó, các tàu OHP chưa có bệ phóng thẳng đứng, mà chỉ có bệ phóng đơn đa năng Mk13 với bộ phận nạp đạn tự động.
Trong ảnh, tên lửa SM-1MR rời bệ phóng đơn Mk13, nó đạt tầm bắn tối đa 37km, trang bị công nghệ dẫn đường radar bán chủ động kết hợp định vị toàn cầu...
Đặc biệt, bệ phóng Mk13 trên tàu lớp OHP cũng được sử dụng để phóng tên lửa hành trình chống hạm Harpoon. Tuy nhiên, kể từ năm 2004, các tàu OHP và cả USS Simpson đã bị loại bỏ bệ phóng Mk13 đồng nghĩa với việc nó mất khả năng tác chiến phòng không tầm trung và chống hạm tầm xa.
Nhưng hỏa lực chống ngầm thì vẫn được giữ lại với hai bệ phóng ngư lôi Mk31 324mm có thể phóng các loại ngư lôi dẫn đường Mk46, Mk50, Mk54.
Hỏa lực pháo vẫn được giữ lại với pháo hạm OTO Melara Mk 75 mod 2 cỡ nòng 76,2mm đạt tầm bắn khoảng 15km.
Và tổ hợp pháo phòng không cao tốc (CIWS) Phalanx 6 nòng cỡ 20mm.
Đặt biệt, đuôi tàu có thể chở tới 2 trực thăng chống ngầm loại SH-60B có khả năng mang được ngư lôi 324mm cùng hệ thống định vị thủy âm.
Cũng với việc cho nghỉ hưu USS Simpson (FFG-56), Hải quân Mỹ chính thức loại biên chế toàn bộ 51 tàu hộ vệ tên lửa lớp Oliver Hazard Perry kể từ khi đưa vào phục vụ năm 1977. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20 chiếc OHP vẫn đang phục vụ tích hợp ở hải quân các nước đồng minh Mỹ.