Mới đây, trong một bài viết trên tờ tạp chí Mỹ National Interest, nhà sử học Sebastien Roble bình luận rằng, pháo phản lực TOS-1 Buratino (hay còn gọi là hệ thống phung lửa hạng nặng) không có đối thủ cạnh tranh trong kho vũ khí phương Tây.Trên thế giới không thiếu các hệ thống hỏa lực bắn loạt, ví dụ như pháo phản lực HIMARS, M270 MLRS của Mỹ, nhưng tất cả đều chỉ bọc thép hạng nhẹ và thiết kế bố trí ở hỏa điểm được bảo vệ. Còn pháo phản lực TOS-1 ngắm bắn trực diện - để đáp ứng nhiệm vụ này nó có đủ hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy đo cự ly laser và máy tính đạn đạo. Ngoài ra, TOS-1 sở hữu giáp hạng nặng của T-72 thiết kế trên gầm xe tăng, trọng lượng của TOS-1 là 46 tấn."Ở đây có những lý do dễ hiểu: TOS-1 cơ bản có tầm bắn dưới 3km, vì vậy vũ khí phải sẵn sàng hứng chịu hỏa lực của đối phương từ tất cả các loại súng, pháo chống tăng của đối phương”, ông Robl nhận xét.Các hệ thống tương tự thường sử dụng đạn bộc phá thông thường hoặc đạn chùm, trong khi vũ khí Nga khai thác đạn cháy. Trên hệ thống bắn hàng loạt di động Quân đội Mỹ dùng bom nhiệt áp và các loại kích thước lớn hơn thả từ trên không. Một phiên bản của Buratino được đưa vào biên chế từ năm 2001 là TOS-1A "Solntsepyek" - sở hữu tầm bắn xa tới 6km."Đó là khoảng cách khá lớn cho phép vũ khí tiếp tục bắn trước hỏa lực đáp trả từ phần lớn các loại súng chống tăng”, nhà báo của NI cho biết.Pháo phản lực phóng loạt TOS-1 và TOS-1A do phòng thiết kế Omsk Transmash phát triển từ cuối những năm 1980. Loại vũ khí này ra đời nhằm đáp đáp ứng yêu cầu Quân đội Liên Xô đang khá vất vả tại chiến trường Afghanistan trước chiến thuật du kích của phiến quân. Từ tháng 12/1988-2/1989, hai pháo phản lực TOS-1 đã được triển khai ở Afghanistan và ngay lần đầu xuất hiện đã khiến phiến quân phải sốc trước sức tấn công khủng khiếp của nó.TOS-1 và 1A được thiết kế để vô hiệu hóa các khí tài bọc thép hạng nhẹ, xe thiết giáp, đốt cháy và phá hủy các công trình và tòa nhà. Hệ thống này đạt hiệu suất tiêu diệt sinh lực của đối phương bố trí tại các cứ điểm ở địa hình trống trải cũng như trong công trình kiên cố, phóng ra mảnh đạn và sóng xung kích trên địa bàn khu vực mục tiêu nhờ sử dụng hàng loạt đạn phản lực tên lửa không điều khiển có phần đầu đạn nhiệt áp và tỏa khói gây cháy.Hệ thống pháo phản lực hạng nặng TOS-1A Buratino gồm hai thành phần chính: Xe chiến đấu BM-1 trang bị giá phóng có thể xoay đổi hướng và hai xe tiếp đạn TZM-T. Trong đó, BM-1 của TOS-1 trang bị giá pháo 30 nòng còn TOS-1A là 24 nòng.Đầu đạn kiểu nhiệt áp trang bị cho TOS-1/1A có sức sát thương cực kỳ ghê gớm. Vũ khí nhiệt áp được giới quân sự gọi là vũ khí nguyên tử nhưng không có phóng xạ. Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này…... Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ và việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết. Ảnh: TOS-1A triển khai trong cuộc chiến chống phiến quân IS tại Iraq.
Mới đây, trong một bài viết trên tờ tạp chí Mỹ National Interest, nhà sử học Sebastien Roble bình luận rằng, pháo phản lực TOS-1 Buratino (hay còn gọi là hệ thống phung lửa hạng nặng) không có đối thủ cạnh tranh trong kho vũ khí phương Tây.
Trên thế giới không thiếu các hệ thống hỏa lực bắn loạt, ví dụ như pháo phản lực HIMARS, M270 MLRS của Mỹ, nhưng tất cả đều chỉ bọc thép hạng nhẹ và thiết kế bố trí ở hỏa điểm được bảo vệ. Còn pháo phản lực TOS-1 ngắm bắn trực diện - để đáp ứng nhiệm vụ này nó có đủ hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy đo cự ly laser và máy tính đạn đạo. Ngoài ra, TOS-1 sở hữu giáp hạng nặng của T-72 thiết kế trên gầm xe tăng, trọng lượng của TOS-1 là 46 tấn.
"Ở đây có những lý do dễ hiểu: TOS-1 cơ bản có tầm bắn dưới 3km, vì vậy vũ khí phải sẵn sàng hứng chịu hỏa lực của đối phương từ tất cả các loại súng, pháo chống tăng của đối phương”, ông Robl nhận xét.
Các hệ thống tương tự thường sử dụng đạn bộc phá thông thường hoặc đạn chùm, trong khi vũ khí Nga khai thác đạn cháy. Trên hệ thống bắn hàng loạt di động Quân đội Mỹ dùng bom nhiệt áp và các loại kích thước lớn hơn thả từ trên không. Một phiên bản của Buratino được đưa vào biên chế từ năm 2001 là TOS-1A "Solntsepyek" - sở hữu tầm bắn xa tới 6km.
"Đó là khoảng cách khá lớn cho phép vũ khí tiếp tục bắn trước hỏa lực đáp trả từ phần lớn các loại súng chống tăng”, nhà báo của NI cho biết.
Pháo phản lực phóng loạt TOS-1 và TOS-1A do phòng thiết kế Omsk Transmash phát triển từ cuối những năm 1980. Loại vũ khí này ra đời nhằm đáp đáp ứng yêu cầu Quân đội Liên Xô đang khá vất vả tại chiến trường Afghanistan trước chiến thuật du kích của phiến quân. Từ tháng 12/1988-2/1989, hai pháo phản lực TOS-1 đã được triển khai ở Afghanistan và ngay lần đầu xuất hiện đã khiến phiến quân phải sốc trước sức tấn công khủng khiếp của nó.
TOS-1 và 1A được thiết kế để vô hiệu hóa các khí tài bọc thép hạng nhẹ, xe thiết giáp, đốt cháy và phá hủy các công trình và tòa nhà. Hệ thống này đạt hiệu suất tiêu diệt sinh lực của đối phương bố trí tại các cứ điểm ở địa hình trống trải cũng như trong công trình kiên cố, phóng ra mảnh đạn và sóng xung kích trên địa bàn khu vực mục tiêu nhờ sử dụng hàng loạt đạn phản lực tên lửa không điều khiển có phần đầu đạn nhiệt áp và tỏa khói gây cháy.
Hệ thống pháo phản lực hạng nặng TOS-1A Buratino gồm hai thành phần chính: Xe chiến đấu BM-1 trang bị giá phóng có thể xoay đổi hướng và hai xe tiếp đạn TZM-T. Trong đó, BM-1 của TOS-1 trang bị giá pháo 30 nòng còn TOS-1A là 24 nòng.
Đầu đạn kiểu nhiệt áp trang bị cho TOS-1/1A có sức sát thương cực kỳ ghê gớm. Vũ khí nhiệt áp được giới quân sự gọi là vũ khí nguyên tử nhưng không có phóng xạ. Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này…
... Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ và việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết. Ảnh: TOS-1A triển khai trong cuộc chiến chống phiến quân IS tại Iraq.