Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad nổi danh do Liên Xô chế tạo, hiện được trang bị trong lực lượng pháo binh quân đội Việt Nam, Myanmar và Campuchia. Pháo phản lực BM-21 Grad được trang bị giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm, bắn nhiều loại đạn (đạn nổ thường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng…) với tầm bắn xa 20-30km.Trong ảnh là đơn vị pháo phản lực BM-21 Grad của pháo binh Việt Nam đang khai hỏa vào mục tiêu trong diễn tập bắn đạn thật. Pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Czech phát triển dựa trên công nghệ BM-21 Grad. Hiện loại pháo này trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trong ảnh là các giàn phóng RM-70 đang khai hỏa tại một cuộc tập trận vào tháng 4/2013.RM-70 thiết kế với giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm bắn đạn rocket đi xa 20km. Điểm khác của RM-70 so với BM-21 Grad là có thêm một giá chứa sẵn 40 đạn 122mm nằm giữa cabin và giàn phóng pháo. Giá đạn này cho phép nạp nhanh 40 đạn vào giàn phóng để rút ngắn thời gian giữa 2 loạt bắn.Pháo phản lực phóng loạt tầm siêu xa DTI-1 do Viện Công nghệ Quốc phòng (Bộ Quốc phòng Thái Lan) và Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Thiết bị Máy móc Chính xác Cao Trung Quốc (CPMIEC) phát triển, dựa trên pháo phản lực WS-1 của Trung Quốc. DTI-1 trang bị giàn phóng 4 nòng cỡ 302mm, có thể bắn những viên đạn rocket đi xa tới 180km. Đây được xem là loại pháo phản lực có tầm bắn xa nhất khu vực Đông Nam Á. Pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS do Mỹ phát triển, trang bị cho lực lượng pháo binh Quân đội Cộng hòa Singapore. M142 HIMARS thiết kế hệ thống phóng theo kiểu module. Theo đó, ống phóng và đạn rocket nằm tách riêng trong container và nạp vào bệ phóng khi chiến đấu. Mỗi container kết cấu với 6 ống phóng 240mm chứa viên đạn nặng 307kg (tầm bắn 40km).Pháo phản lực phóng loạt ASTROS II do Brazil phát triển từ đầu những năm 1960. Hiện Quân đội Indonesia và Malaysia trang bị vài chục bệ phóng ASTROS II. ASTROS II thiết kế bệ phóng theo kiểu module cho phép bắn 4 loại đạn rocket gồm: SS-30 cỡ 127mm (tầm bắn 30km); SS-40 cỡ 180mm (tầm bắn 35km); SS-60 cỡ 300mm (tầm bắn 60km) và SS-80 cỡ 300mm đạn tăng tầm (tầm bắn 90km). Tùy từng cỡ đạn mà các container chứa 32 hoặc 8 hoặc 4 đạn rocket.
Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad nổi danh do Liên Xô chế tạo, hiện được trang bị trong lực lượng pháo binh quân đội Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
Pháo phản lực BM-21 Grad được trang bị giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm, bắn nhiều loại đạn (đạn nổ thường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng…) với tầm bắn xa 20-30km.
Trong ảnh là đơn vị pháo phản lực BM-21 Grad của pháo binh Việt Nam đang khai hỏa vào mục tiêu trong diễn tập bắn đạn thật.
Pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Czech phát triển dựa trên công nghệ BM-21 Grad. Hiện loại pháo này trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trong ảnh là các giàn phóng RM-70 đang khai hỏa tại một cuộc tập trận vào tháng 4/2013.
RM-70 thiết kế với giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm bắn đạn rocket đi xa 20km. Điểm khác của RM-70 so với BM-21 Grad là có thêm một giá chứa sẵn 40 đạn 122mm nằm giữa cabin và giàn phóng pháo. Giá đạn này cho phép nạp nhanh 40 đạn vào giàn phóng để rút ngắn thời gian giữa 2 loạt bắn.
Pháo phản lực phóng loạt tầm siêu xa DTI-1 do Viện Công nghệ Quốc phòng (Bộ Quốc phòng Thái Lan) và Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Thiết bị Máy móc Chính xác Cao Trung Quốc (CPMIEC) phát triển, dựa trên pháo phản lực WS-1 của Trung Quốc.
DTI-1 trang bị giàn phóng 4 nòng cỡ 302mm, có thể bắn những viên đạn rocket đi xa tới 180km. Đây được xem là loại pháo phản lực có tầm bắn xa nhất khu vực Đông Nam Á.
Pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS do Mỹ phát triển, trang bị cho lực lượng pháo binh Quân đội Cộng hòa Singapore.
M142 HIMARS thiết kế hệ thống phóng theo kiểu module. Theo đó, ống phóng và đạn rocket nằm tách riêng trong container và nạp vào bệ phóng khi chiến đấu. Mỗi container kết cấu với 6 ống phóng 240mm chứa viên đạn nặng 307kg (tầm bắn 40km).
Pháo phản lực phóng loạt ASTROS II do Brazil phát triển từ đầu những năm 1960. Hiện Quân đội Indonesia và Malaysia trang bị vài chục bệ phóng ASTROS II.
ASTROS II thiết kế bệ phóng theo kiểu module cho phép bắn 4 loại đạn rocket gồm: SS-30 cỡ 127mm (tầm bắn 30km); SS-40 cỡ 180mm (tầm bắn 35km); SS-60 cỡ 300mm (tầm bắn 60km) và SS-80 cỡ 300mm đạn tăng tầm (tầm bắn 90km). Tùy từng cỡ đạn mà các container chứa 32 hoặc 8 hoặc 4 đạn rocket.