Tổ chức từ thiện trong xung đột vũ trang của Anh (AOAV) đã công bố một tài liệu điều tra chi tiết 12 loại vũ khí thông thường nguy hiểm nhất được sử dụng trong cuộc chiến tranh Syria. Trong tháng 7, nhà nghiên cứu AOAV Robert Perkins cho thấy 40% số người chết là do sức công phá của các loại chất nổ và 93% trong số họ là dân thường. Trong ảnh là một trong 12 loại vũ khí nguy hiểm nhất ở chiến trường Syria – pháo phản lực BM-21 Grad. Đây là loại vũ khí có sức hủy diệt cao, bắn ra 40 đạn rocket trong chưa đầy 20 giây, san bằng khu vực rộng lớn bằng chất nổ mạnh. Pháo phản lực Sakr do Ai Cập chế tạo được mệnh danh là “bom chùm phóng từ mặt đất” vì mỗi quả đạn rocket của nó chứa 100 quả bom con. Đây là loại vũ khí có sức sát thương rất nguy hiểm. Trong ảnh là một quả đạn rocket Sakr."Đã có rất nhiều báo cáo về vũ khí hóa học và vũ khí tự chế, nhưng phần lớn thương vong vong ở Syria đã là do các loại vũ khí thông thường," Jacob Parakilas, một nhà nghiên cứu vũ khí cao cấp tại AOAV nói với Business Insider. Trong ảnh là pháo phản lực Type 63 (xếp hàng dài bên cạnh khẩu pháo cối) do Trung Quốc sản xuất thường được đặt trên khung bệ 2 bánh, nhỏ gọn, kết cấu giàn 12 ống phóng cỡ 107mm, bắn đạn rocket đi xa khoảng 8km.
Lựu pháo D30 122mm có tốc độ bắn nhanh nhất ở chiến trường Syria, lên đến 7-8 phát/phút. Pháo bắn những viên đạn cỡ 122mm chứa 3-4kg thuốc nổ đi xa 15km. Pháo cối tự hành hạng nặng 2S4 Tyulpan do Liên Xô chế tạo trang bị pháo cối nòng trơn M240 cỡ 240mm có thể bắn đạn nổ thường, xuyên giáp, đạn hóa học đi xa 9,6km. Nó lần đầu được sử dụng trong cuộc pháo kích thành phố Homs vào tháng 12/2012. Pháo cối hạng nặng M1943 cỡ 160mm do Liên Xô sản xuất bắn những viên đạn cối nặng 40,8kg đi xa 5,15km. Ước tính khoảng 94% thời gian oanh kích của vũ khí này được nhằm vào các khu vực đông dân. Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn 9K52 Luna-M (NATO định danh là FROG-7) do Liên Xô chế tạo. Hệ thống dùng đạn tên lửa 9M21 mang đầu đạn nặng 550kg (thuốc nổ thường, đầu đạn hóa học, hạt nhân) đạt tầm bắn 70km. Theo AOAV đạn tên lửa Luna có uy lực hủy diệt một khu vực rộng đến 2 dặm vuông. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 trang bị pháo nòng trơn cỡ 125mm do Liên Xô sản xuất, trang bị trong Quân đội Syria. AOAV ước tính, T-72 gây thương vong trung bình 16 người cho mỗi phát bắn vào các thành phố đông dân. Pháo tự hành 2S3 Akatsiya do Liên Xô sản xuất, trang bị pháo cỡ nòng 152mm bắn đạn pháo nổ thường, nổ phân mảnh đi xa 18km. Đạn rocket đối đất S-25 OFM nặng 480kg, chứa 190kg thuốc nổ TNT, tầm bắn 3km. Trong cuộc nội chiến Syria, các máy bay tiêm kích MiG-23 thường lắp loại rocket này tấn công mục tiêu quân nổi dậy. Trong ảnh là một chiếc cường kích Su-25 bắn đạn rocket S-25.
Bom thông thường OFAB-100-120 thường dùng để tấn công mục tiêu xe bọc thép hạng nhẹ, cơ sở quân sự và bộ binh. Nó có thể ném từ độ cao 500-15.000m ở tố độ 500-1.150km/h, bom chứa lượng thuốc nổ 42kg, nặng 123kg. Quân nổi dậy Syria thường dùng cường kích Sukhoi Su-22 để mang bom OFAB-100-120.
Bom ODAB-500PM có sức hủy diệt cao thường được gọi là “bom chân không”, bán kính sát thương 30m.
Tổ chức từ thiện trong xung đột vũ trang của Anh (AOAV) đã công bố một tài liệu điều tra chi tiết 12 loại vũ khí thông thường nguy hiểm nhất được sử dụng trong cuộc chiến tranh Syria. Trong tháng 7, nhà nghiên cứu AOAV Robert Perkins cho thấy 40% số người chết là do sức công phá của các loại chất nổ và 93% trong số họ là dân thường. Trong ảnh là một trong 12 loại vũ khí nguy hiểm nhất ở chiến trường Syria – pháo phản lực BM-21 Grad. Đây là loại vũ khí có sức hủy diệt cao, bắn ra 40 đạn rocket trong chưa đầy 20 giây, san bằng khu vực rộng lớn bằng chất nổ mạnh.
Pháo phản lực Sakr do Ai Cập chế tạo được mệnh danh là “bom chùm phóng từ mặt đất” vì mỗi quả đạn rocket của nó chứa 100 quả bom con. Đây là loại vũ khí có sức sát thương rất nguy hiểm. Trong ảnh là một quả đạn rocket Sakr.
"Đã có rất nhiều báo cáo về vũ khí hóa học và vũ khí tự chế, nhưng phần lớn thương vong vong ở Syria đã là do các loại vũ khí thông thường," Jacob Parakilas, một nhà nghiên cứu vũ khí cao cấp tại AOAV nói với Business Insider. Trong ảnh là pháo phản lực Type 63 (xếp hàng dài bên cạnh khẩu pháo cối) do Trung Quốc sản xuất thường được đặt trên khung bệ 2 bánh, nhỏ gọn, kết cấu giàn 12 ống phóng cỡ 107mm, bắn đạn rocket đi xa khoảng 8km.
Lựu pháo D30 122mm có tốc độ bắn nhanh nhất ở chiến trường Syria, lên đến 7-8 phát/phút. Pháo bắn những viên đạn cỡ 122mm chứa 3-4kg thuốc nổ đi xa 15km.
Pháo cối tự hành hạng nặng 2S4 Tyulpan do Liên Xô chế tạo trang bị pháo cối nòng trơn M240 cỡ 240mm có thể bắn đạn nổ thường, xuyên giáp, đạn hóa học đi xa 9,6km. Nó lần đầu được sử dụng trong cuộc pháo kích thành phố Homs vào tháng 12/2012.
Pháo cối hạng nặng M1943 cỡ 160mm do Liên Xô sản xuất bắn những viên đạn cối nặng 40,8kg đi xa 5,15km. Ước tính khoảng 94% thời gian oanh kích của vũ khí này được nhằm vào các khu vực đông dân.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn 9K52 Luna-M (NATO định danh là FROG-7) do Liên Xô chế tạo. Hệ thống dùng đạn tên lửa 9M21 mang đầu đạn nặng 550kg (thuốc nổ thường, đầu đạn hóa học, hạt nhân) đạt tầm bắn 70km. Theo AOAV đạn tên lửa Luna có uy lực hủy diệt một khu vực rộng đến 2 dặm vuông.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 trang bị pháo nòng trơn cỡ 125mm do Liên Xô sản xuất, trang bị trong Quân đội Syria. AOAV ước tính, T-72 gây thương vong trung bình 16 người cho mỗi phát bắn vào các thành phố đông dân.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya do Liên Xô sản xuất, trang bị pháo cỡ nòng 152mm bắn đạn pháo nổ thường, nổ phân mảnh đi xa 18km.
Đạn rocket đối đất S-25 OFM nặng 480kg, chứa 190kg thuốc nổ TNT, tầm bắn 3km. Trong cuộc nội chiến Syria, các máy bay tiêm kích MiG-23 thường lắp loại rocket này tấn công mục tiêu quân nổi dậy. Trong ảnh là một chiếc cường kích Su-25 bắn đạn rocket S-25.
Bom thông thường OFAB-100-120 thường dùng để tấn công mục tiêu xe bọc thép hạng nhẹ, cơ sở quân sự và bộ binh. Nó có thể ném từ độ cao 500-15.000m ở tố độ 500-1.150km/h, bom chứa lượng thuốc nổ 42kg, nặng 123kg. Quân nổi dậy Syria thường dùng cường kích Sukhoi Su-22 để mang bom OFAB-100-120.
Bom ODAB-500PM có sức hủy diệt cao thường được gọi là “bom chân không”, bán kính sát thương 30m.