Từ khi cuộc nội chiến Syria xảy ra, Israel không tuyên bố đứng về phe nào. Nhưng quốc gia này bị nghi ngờ là đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Quân đội Syria, phá hủy không ít vũ khí phòng thủ - tấn công mạnh mẽ nhất nước này. Trong tháng 5, truyền thông quốc tế ghi nhận là Israel thực hiện cuộc tấn công tên lửa đạn đạo chiến thuật Fateh-110 tại một sân bay ở Damascus. Đây là loại tên lửa tấn công mặt đất do Iran chế tạo và đã được cung cấp cho Quân đội Syria sử dụng để chống quân nổi dậy.
Fateh-110 được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép triển khai phóng trong thời gian ngắn, khiến chúng khó phát hiện và vô hiệu hóa. Theo một số nguồn tin, Fateh-110 đạt tầm bắn 200-300km, đầu đạn nặng 650kg, độ chính xác tấn công mục tiêu khá cao.
Israel cũng được cho là “tác giả” vụ tấn công vào căn cứ Hải quân Syria gần thành phố biển Latakia vào đầu tháng 7. Vụ tấn công được cho là nhắm vào các bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P mà Syria nhập khẩu từ Nga. Không có thông tin rõ ràng về phi vụ tấn công này được thực hiện bởi máy bay hay tàu chiến Israel, hay liệu tổn thất của Syria tới mức nào.
K-300P Bastion-P dùng đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont do NPO Mashinostroyeniya (Nga) sản xuất, đạt tầm bắn xa từ 120-300km (tùy độ cao hành trình), tốc độ vượt âm thanh Mach 2,5. Đây được xem là một trong những tên lửa chống tàu mặt nước nguy hiểm nhất thế giới. Israel được cho là “thủ phạm” vụ tấn công khác nhắm vào hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E của Quân đội Syria (biên chế khoảng 48 hệ thống). Đây được xem là “sát thủ” diệt tên lửa hành trình Tomahawk tốt nhất mà Syria có được.
Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu đường không tầm thấp và tầm trung gồm: máy bay, trục thăng, thiết bị bay có điều khiển và tên lửa hành trình với tốc độ đến 820m/s. Buk-M2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km. Và mới đây, Israel tiếp tục là đối tượng tình nghi cao nhất thực hiện vụ tấn công vào căn cứ phòng không ở gần thành phố biển Latakia. Mục tiêu lần này được cho là nhắm vào hệ thống tên lửa tầm trung S-125 Pechora.
Theo một số nguồn tin, Quân đội Israel hiện có trong trang bị khoảng 148 bệ phóng tên lửa đối không tầm ngắn – trung S-125 Pechora. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa V-600 đạt tầm bắn diệt mục tiêu xa đến 35km, độ cao 18km.
Syria đang thực hiện nâng cấp một phần hệ thống S-125 lên chuẩn S-125 Pechora-2M hiện đại hơn. Gói nâng cấp đưa tất cả các thành phần (radar, bệ phóng) lên xe vận tải bánh lốp cho phép tăng khả năng cơ động, triển khai, thu hồi trong thời gian ngắn. Hệ thống điều khiển được bổ sung thêm kênh dẫn đường TV và hồng ngoại, khả năng kháng nhiễu điện tử được nâng cao. Pechora-2M được đánh giá là có thể bắn hạ tiêm kích F-16 ở cự ly 30km, máy bay lớn hơn ở cự ly 35km. Không loại trừ khả năng, hệ thống Pechora bố trí ở gần Latakia là Pechora-2M.
Từ khi cuộc nội chiến Syria xảy ra, Israel không tuyên bố đứng về phe nào. Nhưng quốc gia này bị nghi ngờ là đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Quân đội Syria, phá hủy không ít vũ khí phòng thủ - tấn công mạnh mẽ nhất nước này.
Trong tháng 5, truyền thông quốc tế ghi nhận là Israel thực hiện cuộc tấn công tên lửa đạn đạo chiến thuật Fateh-110 tại một sân bay ở Damascus. Đây là loại tên lửa tấn công mặt đất do Iran chế tạo và đã được cung cấp cho Quân đội Syria sử dụng để chống quân nổi dậy.
Fateh-110 được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép triển khai phóng trong thời gian ngắn, khiến chúng khó phát hiện và vô hiệu hóa. Theo một số nguồn tin, Fateh-110 đạt tầm bắn 200-300km, đầu đạn nặng 650kg, độ chính xác tấn công mục tiêu khá cao.
Israel cũng được cho là “tác giả” vụ tấn công vào căn cứ Hải quân Syria gần thành phố biển Latakia vào đầu tháng 7. Vụ tấn công được cho là nhắm vào các bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P mà Syria nhập khẩu từ Nga. Không có thông tin rõ ràng về phi vụ tấn công này được thực hiện bởi máy bay hay tàu chiến Israel, hay liệu tổn thất của Syria tới mức nào.
K-300P Bastion-P dùng đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont do NPO Mashinostroyeniya (Nga) sản xuất, đạt tầm bắn xa từ 120-300km (tùy độ cao hành trình), tốc độ vượt âm thanh Mach 2,5. Đây được xem là một trong những tên lửa chống tàu mặt nước nguy hiểm nhất thế giới.
Israel được cho là “thủ phạm” vụ tấn công khác nhắm vào hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E của Quân đội Syria (biên chế khoảng 48 hệ thống). Đây được xem là “sát thủ” diệt tên lửa hành trình Tomahawk tốt nhất mà Syria có được.
Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu đường không tầm thấp và tầm trung gồm: máy bay, trục thăng, thiết bị bay có điều khiển và tên lửa hành trình với tốc độ đến 820m/s. Buk-M2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km.
Và mới đây, Israel tiếp tục là đối tượng tình nghi cao nhất thực hiện vụ tấn công vào căn cứ phòng không ở gần thành phố biển Latakia. Mục tiêu lần này được cho là nhắm vào hệ thống tên lửa tầm trung S-125 Pechora.
Theo một số nguồn tin, Quân đội Israel hiện có trong trang bị khoảng 148 bệ phóng tên lửa đối không tầm ngắn – trung S-125 Pechora. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa V-600 đạt tầm bắn diệt mục tiêu xa đến 35km, độ cao 18km.
Syria đang thực hiện nâng cấp một phần hệ thống S-125 lên chuẩn S-125 Pechora-2M hiện đại hơn. Gói nâng cấp đưa tất cả các thành phần (radar, bệ phóng) lên xe vận tải bánh lốp cho phép tăng khả năng cơ động, triển khai, thu hồi trong thời gian ngắn. Hệ thống điều khiển được bổ sung thêm kênh dẫn đường TV và hồng ngoại, khả năng kháng nhiễu điện tử được nâng cao. Pechora-2M được đánh giá là có thể bắn hạ tiêm kích F-16 ở cự ly 30km, máy bay lớn hơn ở cự ly 35km. Không loại trừ khả năng, hệ thống Pechora bố trí ở gần Latakia là Pechora-2M.