Căn cứ Không quân Nga tại Syria – nơi các máy bay chiến đấu xuất kích chống phiến quân IS chỉ nằm cách khu vực IS hoạt động khoảng 40km. Đó là cự ly không hề an toàn, cho nên việc bảo vệ các cơ sở cùng trang bị tại căn cứ này là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, Nga được cho là bố trí “mạng lưới phòng thủ” dày đặc cả trên không, trên mặt đất và từ ngoài biển để bảo vệ căn cứ này.Theo các nguồn tin, Nga đã triển khai tới sân bay ở Latakia các trực thăng tấn công Mi-24V và Mi-8AMTSh để đảm bảo an ninh trên không và trên mặt đất cho căn cứ. Ảnh: Trực thăng tấn công Mi-24V của Không quân Nga tại căn cứ triển khai chiến đấu không kích phiến quân IS. Loại trực thăng này được trang bị pháo tự động 23mm, rocket 80mm và tên lửa chống tăng Shturm.Trực thăng Mi-24V thường bay theo cặp, lượn vòng cực thấp ở độ cao 10-50m quan sát kĩ mọi động tĩnh dưới mặt đất.Bất kì động thái bất thường nào có thể lãnh cơn mưa đạn pháo 23mm hoặc đạn rocket.Ngoài Mi-24V còn có các trực thăng tấn công/vận tải Mi-8AMTSh. Đây là biến thể cải tiến của mẫu Mi-8AMT với việc nâng cấp hệ thống điều khiển vũ khí cho phép mang phóng các loại tên lửa chống tăng tầm xa, rocket, pháo tự động.Nhiệm vụ của Mi-8AMTSh có thể cũng tương tự như Mi-24V, bay tuần tra nhiều vòng quanh căn cứ, bay ở độ cao thấp, quan sát mọi động tĩnh khác thường. Khi cần, chúng có thể tham gia cứu hộ cứu nạn các phi công chiến đấu cơ gặp sự cố hoặc bị bắn hạ.Nếu như phiến quân IS âm mưu sử dụng tên lửa tấn công tầm xa vào căn cứ Không quân Nga thì chúng sẽ phải đối mặt với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 đã được triển khai tới đây.Pantsir-S1 được trang bị pháo tự động 30mm và tên lửa dẫn đường 57E6 cho phép loại bỏ các mục tiêu (máy bay, trực thăng, đạn chính xác cao, bom thông minh…) ở cự ly tối đa 12-15km, tối thiểu chỉ vài chục mét.Không chỉ Pantsir-S1, tổ hợp tên lửa phòng không chiến lược S-300F triển khai trên tàu tuần dương tên lửa Slava đảm bảo an toàn cho không phận quanh căn cứ. Ảnh: Bệ phóng đứng chứa đạn tên lửa S-300F trên tàu tuần dương lớp Slava.Đạn tên lửa S-300F có khả năng hạ mục tiêu ở cự ly 7-90km, độ cao 25m tới 25.000m, sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động.Bên cạnh vũ khí sát thương mạnh, Nga cũng lần đầu tiên triển khai các phương tiện tác chiến điện tử tối tân để ngăn chặn “từ trong trứng nước” các vụ tấn công bằng vũ khí thông minh, hoạt động do thám. Đó là tổ hợp tác chiến điện tử di động 1RL257 Krasukha-4.Theo tuyên bố của các nhà sản xuất, tổ hợp Krasukha-4 có khả năng che phủ hoàn toàn đối tượng được bảo vệ khỏi sự phát hiện radar ở tầm xa từ 150 đến 300 km, đồng thời có thể phá hủy các thiết bị vô tuyến và tác chiến điện tử của kẻ thù.
Căn cứ Không quân Nga tại Syria – nơi các máy bay chiến đấu xuất kích chống phiến quân IS chỉ nằm cách khu vực IS hoạt động khoảng 40km. Đó là cự ly không hề an toàn, cho nên việc bảo vệ các cơ sở cùng trang bị tại căn cứ này là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, Nga được cho là bố trí “mạng lưới phòng thủ” dày đặc cả trên không, trên mặt đất và từ ngoài biển để bảo vệ căn cứ này.
Theo các nguồn tin, Nga đã triển khai tới sân bay ở Latakia các trực thăng tấn công Mi-24V và Mi-8AMTSh để đảm bảo an ninh trên không và trên mặt đất cho căn cứ. Ảnh: Trực thăng tấn công Mi-24V của Không quân Nga tại căn cứ triển khai chiến đấu không kích phiến quân IS. Loại trực thăng này được trang bị pháo tự động 23mm, rocket 80mm và tên lửa chống tăng Shturm.
Trực thăng Mi-24V thường bay theo cặp, lượn vòng cực thấp ở độ cao 10-50m quan sát kĩ mọi động tĩnh dưới mặt đất.
Bất kì động thái bất thường nào có thể lãnh cơn mưa đạn pháo 23mm hoặc đạn rocket.
Ngoài Mi-24V còn có các trực thăng tấn công/vận tải Mi-8AMTSh. Đây là biến thể cải tiến của mẫu Mi-8AMT với việc nâng cấp hệ thống điều khiển vũ khí cho phép mang phóng các loại tên lửa chống tăng tầm xa, rocket, pháo tự động.
Nhiệm vụ của Mi-8AMTSh có thể cũng tương tự như Mi-24V, bay tuần tra nhiều vòng quanh căn cứ, bay ở độ cao thấp, quan sát mọi động tĩnh khác thường. Khi cần, chúng có thể tham gia cứu hộ cứu nạn các phi công chiến đấu cơ gặp sự cố hoặc bị bắn hạ.
Nếu như phiến quân IS âm mưu sử dụng tên lửa tấn công tầm xa vào căn cứ Không quân Nga thì chúng sẽ phải đối mặt với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 đã được triển khai tới đây.
Pantsir-S1 được trang bị pháo tự động 30mm và tên lửa dẫn đường 57E6 cho phép loại bỏ các mục tiêu (máy bay, trực thăng, đạn chính xác cao, bom thông minh…) ở cự ly tối đa 12-15km, tối thiểu chỉ vài chục mét.
Không chỉ Pantsir-S1, tổ hợp tên lửa phòng không chiến lược S-300F triển khai trên tàu tuần dương tên lửa Slava đảm bảo an toàn cho không phận quanh căn cứ. Ảnh: Bệ phóng đứng chứa đạn tên lửa S-300F trên tàu tuần dương lớp Slava.
Đạn tên lửa S-300F có khả năng hạ mục tiêu ở cự ly 7-90km, độ cao 25m tới 25.000m, sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động.
Bên cạnh vũ khí sát thương mạnh, Nga cũng lần đầu tiên triển khai các phương tiện tác chiến điện tử tối tân để ngăn chặn “từ trong trứng nước” các vụ tấn công bằng vũ khí thông minh, hoạt động do thám. Đó là tổ hợp tác chiến điện tử di động 1RL257 Krasukha-4.
Theo tuyên bố của các nhà sản xuất, tổ hợp Krasukha-4 có khả năng che phủ hoàn toàn đối tượng được bảo vệ khỏi sự phát hiện radar ở tầm xa từ 150 đến 300 km, đồng thời có thể phá hủy các thiết bị vô tuyến và tác chiến điện tử của kẻ thù.