Đứng đầu trong danh sách hệ thống tên lửa phòng không Nga được chào bán trên thị trường là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 (NATO định danh là SA-10 Grumble) được thiết kế để chống lại các cuộc không kích. Dù được phát triển từ những năm 1970, nhưng tới ngày nay S-300 vẫn được xem là một trong những tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới.Hệ thống tên lửa phòng không S-300 có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc ở tầm xa 150-200km, độ cao tối đa 27km. Trong ảnh, đạn tên lửa hệ thống S-300PS rời bệ phóng trong một cuộc tập trận bắn đạn thật.Ngoài Nga, S-300 đang phục vụ ở một số nước Đông Âu và châu Á. Mới đây nhất vào ngày 13/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định gỡ bỏ lệnh cấm cung cấp các tổ hợp tên lửa S-300 cho Iran. Điều đó có nghĩa rằng, Moscow đã có căn cứ pháp lý để tái tục thương vụ bán tổ hợp phòng không khủng này cho bạn hàng Iran. Trong ảnh là tổ hợp S-300VM Antey-2500, phiên bản xuất khẩu của S-300.Nga cũng đang rục rịch xuất khẩu các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 mạnh nhất thế giới sau khi nhu cầu trong nước cơ bản đủ. Mà hợp đồng đầu tiên chính là xuất khẩu tên lửa S-400 cho Quân đội Trung Quốc.Tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-400 Triumf có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách từ 5–400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.Hệ thống phòng không nổi tiếng tiếp theo của Nga là tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tầm ngắn đến tầm trung Pantsir-S1 (NATO định danh là SA-22 Greyhound). Đây được xem thuộc hàng công nghệ phòng không tối tân nhất của Nga hiện nay.Pantsir-S1 được trình diện lần đầu tại Triển lãm Hàng không MAKS gần Moscow vào năm 1995. Tới năm 2000, Ả-Rập Xê-Út đã đặt hàng 50 tổ hợp tên lửa này trong hợp đồng trị giá 73 triệu USD. Syria cũng được cho là đã đặt hàng 50 hệ thống Pantsir-S1 và bắt đầu nhận hàng vào năm 2008. Ngoài ra còn có nhiều khách hàng khác như Iraq, Algeria cũng mua loại hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.Còn đây là hệ thống tên lửa đối không tự hành tầm trung phiên bản xuất khẩu Buk-M2E được chào hàng tại Triển lãm Xuất khẩu vũ khí Nga RAE vào năm 2013. Tên lửa này được cho là đã có mặt tại Venezuela, Azerbaijan. Năm 2007, Syria cũng đã đặt mua Buk-M2E trong một hợp đồng trị giá 1 tỷ USD.Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 có tính cơ động cao của Nga. Có hiệu suất tác chiến cực tốt, giá lại rẻ, vận hành dễ nên Strela-10 được hầu hết các nước đồng minh của Liên Xô ưa dùng. Tuy không còn được sản xuất nhưng hiện Nga chủ yếu chào hàng gói nâng cấp của Strela-10.Hệ thống tên lửa/pháo phòng không tự hành 9K22 Tunguska của Nga đang diễu binh thị uy sức mạnh. Hệ thống này đã được xuất khẩu sang Ấn Độ và Ma Rốc.Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M1 trưng bày tại Triển lãm vũ khí quốc tế Oboronexpo lần thứ 2 năm 2014. Tor được cho là đã xuất sang nhiều nước ngoài Nga ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ.Hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm thấp chiến thuật 9K33 Osa được xuất sang nhiều nước đồng minh Liên Xô ở Trung Đông và Châu Á. Tuy được chế tạo từ những năm 1960 nhưng 9K33 Osa vẫn hoạt động rất hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa. Cũng như Strela-10, Nga hiện chủ yếu chào hàng gói nâng cấp.
Đứng đầu trong danh sách hệ thống tên lửa phòng không Nga được chào bán trên thị trường là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 (NATO định danh là SA-10 Grumble) được thiết kế để chống lại các cuộc không kích. Dù được phát triển từ những năm 1970, nhưng tới ngày nay S-300 vẫn được xem là một trong những tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc ở tầm xa 150-200km, độ cao tối đa 27km. Trong ảnh, đạn tên lửa hệ thống S-300PS rời bệ phóng trong một cuộc tập trận bắn đạn thật.
Ngoài Nga, S-300 đang phục vụ ở một số nước Đông Âu và châu Á. Mới đây nhất vào ngày 13/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định gỡ bỏ lệnh cấm cung cấp các tổ hợp tên lửa S-300 cho Iran. Điều đó có nghĩa rằng, Moscow đã có căn cứ pháp lý để tái tục thương vụ bán tổ hợp phòng không khủng này cho bạn hàng Iran. Trong ảnh là tổ hợp S-300VM Antey-2500, phiên bản xuất khẩu của S-300.
Nga cũng đang rục rịch xuất khẩu các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 mạnh nhất thế giới sau khi nhu cầu trong nước cơ bản đủ. Mà hợp đồng đầu tiên chính là xuất khẩu tên lửa S-400 cho Quân đội Trung Quốc.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-400 Triumf có thể tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách từ 5–400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.
Hệ thống phòng không nổi tiếng tiếp theo của Nga là tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tầm ngắn đến tầm trung Pantsir-S1 (NATO định danh là SA-22 Greyhound). Đây được xem thuộc hàng công nghệ phòng không tối tân nhất của Nga hiện nay.
Pantsir-S1 được trình diện lần đầu tại Triển lãm Hàng không MAKS gần Moscow vào năm 1995. Tới năm 2000, Ả-Rập Xê-Út đã đặt hàng 50 tổ hợp tên lửa này trong hợp đồng trị giá 73 triệu USD. Syria cũng được cho là đã đặt hàng 50 hệ thống Pantsir-S1 và bắt đầu nhận hàng vào năm 2008. Ngoài ra còn có nhiều khách hàng khác như Iraq, Algeria cũng mua loại hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Còn đây là hệ thống tên lửa đối không tự hành tầm trung phiên bản xuất khẩu Buk-M2E được chào hàng tại Triển lãm Xuất khẩu vũ khí Nga RAE vào năm 2013. Tên lửa này được cho là đã có mặt tại Venezuela, Azerbaijan. Năm 2007, Syria cũng đã đặt mua Buk-M2E trong một hợp đồng trị giá 1 tỷ USD.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 có tính cơ động cao của Nga. Có hiệu suất tác chiến cực tốt, giá lại rẻ, vận hành dễ nên Strela-10 được hầu hết các nước đồng minh của Liên Xô ưa dùng. Tuy không còn được sản xuất nhưng hiện Nga chủ yếu chào hàng gói nâng cấp của Strela-10.
Hệ thống tên lửa/pháo phòng không tự hành 9K22 Tunguska của Nga đang diễu binh thị uy sức mạnh. Hệ thống này đã được xuất khẩu sang Ấn Độ và Ma Rốc.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M1 trưng bày tại Triển lãm vũ khí quốc tế Oboronexpo lần thứ 2 năm 2014. Tor được cho là đã xuất sang nhiều nước ngoài Nga ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm thấp chiến thuật 9K33 Osa được xuất sang nhiều nước đồng minh Liên Xô ở Trung Đông và Châu Á. Tuy được chế tạo từ những năm 1960 nhưng 9K33 Osa vẫn hoạt động rất hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa. Cũng như Strela-10, Nga hiện chủ yếu chào hàng gói nâng cấp.