Vị trí tiếp theo trong top 10 ngư lôi nguy hiểm nhất thế giới là VA-111 Shkval do Viện nghiên cứu NII-24 phát triển từ những năm 1960 (Liên Xô) chế tạo. Nó được mệnh danh là sát thủ dưới nước với khả năng di chuyển nhanh hơn bất kỳ loại ngư lôi truyền thống nào trước đây. Hiện nay, nó được trang bị chủ yếu trên các tàu ngầm hạt nhân, phi hạt nhân của Nga.Shkval có trọng lượng 2,7 tấn và mang theo một đầu đạn nặng 210kg giúp có thể tiêu diệt hoàn toàn bất kỳ mục tiêu nào trên mặt biển. Hệ thống động cơ đẩy của Shkval-E sử dụng công nghệ siêu khoang kết hợp với nhiên liệu tên lửa giúp nó thể đạt tốc độ 200 hải lý/giờ, tuy nhiên tầm tấn công của nó lại khá hạn chế khi chỉ đạt 7-15km.Ngư lôi hạng nặng Mk48 được phát triển bởi Lockheed Martin cho nhiệm vụ đánh chìm các tàu ngầm hạt nhân ở độ sâu lớn và tàu mặt nước. Mk48 được trang bị các hệ thống dẫn đường thụ động lẫn chủ động cùng với hệ thống sonar tiên tiến giúp nó phát hiện và thực hiện tấn công các mục tiêu trên hoặc dưới mặt biển, ở các khu vực nước sâu lẫn nước nông.Ngư lôi cỡ 533 Mk48 nặng gần 1,7 tấn, mang theo một đầu đạn nặng 292kg giúp hủy diệt mọi loại tàu ngầm, tàu mặt nước cỡ lớn. Nó được trang bị động cơ đẩy piston kết hợp pump jet cho tầm bắn tối đa đạt 38km nếu chạy tốc độ 102km/h hoặc 50km với tốc độ 74km/h, xuyên sâu xuống mặt nước 500-800m.
Ngư lôi hạng nhẹ MU90/IMPACT được phát triển bởi công ty EuroTorp cùng với sự hợp tác với các hãng DCNS và Thales, trang bị chủ yếu cho Hải quân Đức, Pháp, Italy, Đan Mạch... Nó có thể mang phóng trên các tàu hộ vệ, máy bay và trực thăng săn ngầm.Ngư lôi cỡ 324mm MU90/IMPACT có trọng lượng 304kg, lắp đầu đạn đơn khối PBX nặng 32,7kg, trang bị động cơ điện và pump jet cho tầm bắn 10km nếu chạy tốc độ 93km/h hoặc 23km nếu chạy tốc độ 93km/h, xuyên sâu xuống mặt nước 1.000m. Nó dùng hệ thống dẫn đường thủy âm thụ động hoặc chủ động.Ngư lôi hạng nhẹ Mk54 được phát triển bởi hãng Raytheon System dành cho Hải quân Mỹ, đưa vào sản xuất từ năm 2003 với đơn giá hơn 800.000 USD/quả. Nó được thiết kế để phóng từ tàu mặt nước thông qua bệ phóng Mk32 hoặc lắp trên tên lửa chống ngầm RUM-139 phóng từ bệ phóng Mk41 hoặc mang phóng từ máy bay tuần tra săn ngầm P-3, P-8.Ngư lôi cỡ 324mm Mk54 nặng 276kg (gồm đầu đạn nặng 44kg), nó được trang bị hệ thống đầu dò cảm biến âm thanh AN/AQS-22 giúp phát hiện các mục tiêu dưới nước hay trên mặt biển. Mk54 sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng cho tốc độ di chuyển 40 hải lý/giờ, tầm bắn 10km.
Đứng vị trí thứ 10 trong danh sách là mẫu ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm A244/S Mod 3 do EuroTorp phát triển. Đây được xem là một trong những mẫu ngư lôi tiên tiến nhất hiện nay, có thể tiêu diệt mọi tàu ngầm phi hạt nhân - hạt nhân. Hiện A244 đã có trong biên chế hải quân của 16 nước và phần lớn là các nước thành viên Khối NATO.Ngư lôi A244 có trọng lượng 254kg được trang bị các đầu dò cảm biến âm thanh hiện đại, nó có thể hoạt động ở cả các khu vực nước sâu lẫn nước nông. A244 lắp động cơ đẩy pin năng lượng với hai cánh quạt quay ngược chiều nhau cho tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ với phạm vi tấn công hiệu quả là 13,5km.
Vị trí tiếp theo trong top 10 ngư lôi nguy hiểm nhất thế giới là VA-111 Shkval do Viện nghiên cứu NII-24 phát triển từ những năm 1960 (Liên Xô) chế tạo. Nó được mệnh danh là sát thủ dưới nước với khả năng di chuyển nhanh hơn bất kỳ loại ngư lôi truyền thống nào trước đây. Hiện nay, nó được trang bị chủ yếu trên các tàu ngầm hạt nhân, phi hạt nhân của Nga.
Shkval có trọng lượng 2,7 tấn và mang theo một đầu đạn nặng 210kg giúp có thể tiêu diệt hoàn toàn bất kỳ mục tiêu nào trên mặt biển. Hệ thống động cơ đẩy của Shkval-E sử dụng công nghệ siêu khoang kết hợp với nhiên liệu tên lửa giúp nó thể đạt tốc độ 200 hải lý/giờ, tuy nhiên tầm tấn công của nó lại khá hạn chế khi chỉ đạt 7-15km.
Ngư lôi hạng nặng Mk48 được phát triển bởi Lockheed Martin cho nhiệm vụ đánh chìm các tàu ngầm hạt nhân ở độ sâu lớn và tàu mặt nước. Mk48 được trang bị các hệ thống dẫn đường thụ động lẫn chủ động cùng với hệ thống sonar tiên tiến giúp nó phát hiện và thực hiện tấn công các mục tiêu trên hoặc dưới mặt biển, ở các khu vực nước sâu lẫn nước nông.
Ngư lôi cỡ 533 Mk48 nặng gần 1,7 tấn, mang theo một đầu đạn nặng 292kg giúp hủy diệt mọi loại tàu ngầm, tàu mặt nước cỡ lớn. Nó được trang bị động cơ đẩy piston kết hợp pump jet cho tầm bắn tối đa đạt 38km nếu chạy tốc độ 102km/h hoặc 50km với tốc độ 74km/h, xuyên sâu xuống mặt nước 500-800m.
Ngư lôi hạng nhẹ MU90/IMPACT được phát triển bởi công ty EuroTorp cùng với sự hợp tác với các hãng DCNS và Thales, trang bị chủ yếu cho Hải quân Đức, Pháp, Italy, Đan Mạch... Nó có thể mang phóng trên các tàu hộ vệ, máy bay và trực thăng săn ngầm.
Ngư lôi cỡ 324mm MU90/IMPACT có trọng lượng 304kg, lắp đầu đạn đơn khối PBX nặng 32,7kg, trang bị động cơ điện và pump jet cho tầm bắn 10km nếu chạy tốc độ 93km/h hoặc 23km nếu chạy tốc độ 93km/h, xuyên sâu xuống mặt nước 1.000m. Nó dùng hệ thống dẫn đường thủy âm thụ động hoặc chủ động.
Ngư lôi hạng nhẹ Mk54 được phát triển bởi hãng Raytheon System dành cho Hải quân Mỹ, đưa vào sản xuất từ năm 2003 với đơn giá hơn 800.000 USD/quả. Nó được thiết kế để phóng từ tàu mặt nước thông qua bệ phóng Mk32 hoặc lắp trên tên lửa chống ngầm RUM-139 phóng từ bệ phóng Mk41 hoặc mang phóng từ máy bay tuần tra săn ngầm P-3, P-8.
Ngư lôi cỡ 324mm Mk54 nặng 276kg (gồm đầu đạn nặng 44kg), nó được trang bị hệ thống đầu dò cảm biến âm thanh AN/AQS-22 giúp phát hiện các mục tiêu dưới nước hay trên mặt biển. Mk54 sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng cho tốc độ di chuyển 40 hải lý/giờ, tầm bắn 10km.
Đứng vị trí thứ 10 trong danh sách là mẫu ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm A244/S Mod 3 do EuroTorp phát triển. Đây được xem là một trong những mẫu ngư lôi tiên tiến nhất hiện nay, có thể tiêu diệt mọi tàu ngầm phi hạt nhân - hạt nhân. Hiện A244 đã có trong biên chế hải quân của 16 nước và phần lớn là các nước thành viên Khối NATO.
Ngư lôi A244 có trọng lượng 254kg được trang bị các đầu dò cảm biến âm thanh hiện đại, nó có thể hoạt động ở cả các khu vực nước sâu lẫn nước nông. A244 lắp động cơ đẩy pin năng lượng với hai cánh quạt quay ngược chiều nhau cho tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ với phạm vi tấn công hiệu quả là 13,5km.