Không quân Hoàng gia Anh (RAF) được hình thành vào ngày 1/4/1918 và trở thành lực lượng không quân có tổ chức độc lập đầu tiên trên thế giới mà không phụ thuộc vào đơn vị lục quân hay hải quân. Ảnh: cường kích cơ Panavia Tornado GR4 của Anh.Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, RAF đã tham gia đánh bại chiến dịch không kích của phát xít Đức vào Anh. Sau đó các chiến đấu cơ của Anh còn hỗ trợ chiếm lại vùng lãnh thổ mà phát xít Đức chiếm đóng.Ảnh: máy bay ném bom hạng nặng Avro của Anh, một loại máy bay được sử dụng chủ yếu để chống lại phát xít Đức.Sau CTTG 2, RAF vẫn là một lực lượng không quân quan trọng trên toàn cầu, hỗ trợ Anh và các hoạt động quân sự của đồng minh trên khắp thế giới. Các máy bay ném bom của RAF tiếp tục góp phần cho khả năng phòng thủ của NATO. Ảnh: máy bay ném bom chiến lược Handley Page Victor của Anh. Không quân Mỹ (USAF) chính thức hình thành vào ngày 18/9/1947 trên cơ sở hợp nhất từ ba đơn vị Không quân quân đội Mỹ, Dịch vụ không quân quân đội Mỹ và Thông tin liên lạc quân đội Mỹ. Ảnh: dàn chiến đấu cơ F-16 của Mỹ.Nhưng từ những năm 1941-1945, Không quân quân đội Mỹ đã góp phần lớn vào chiến thắng chống lại phát xít Nhật Bản và Đức. Sau chiến tranh Thế giới 2, Không quân Mỹ đã tham chiến ở nhiều khu vực khác.Ảnh: dàn máy bay A-10 Thunderbolt của Mỹ.Ngày nay, Không quân Mỹ được đánh giá là lực lượng không quân mạnh nhất trên thế giới. Lực lượng này có thể tấn công, vận chuyển, giành ưu thế trên không ở bất cứ nơi nào trên hành tinh. Ảnh: tiêm kích tối tân F-35 Lightning.Tiếp theo là Không quân Hải quân Mỹ. Lực lượng này đã bắt đầu thực hiện chuyến bay đầu tiên từ tàu tuần dương USS Birmingham vào năm 1911. Trong 2 cuộc chiến tranh thế giới, Không quân Hải quân Mỹ đã lớn mạnh đáng kể, nhất là Mỹ cho ra đời các tàu sân bay cỡ lớn. Ảnh: các tiêm kích hạm F/A-18 trên boong tàu sân bay Mỹ USS George Washington tại cảng Hồng Kông.Trong Chiến tranh thế giới 2, Không quân Hải quân Mỹ đã giành chiến thắng trong trận đánh Atlantic, bảo vệ các tàu vận tải và tiêu diệt các tàu ngầm của phát xít Đức. Ở thời điểm căng nhất của thế chiến, có lúc Hải quân Mỹ đã dùng tới hơn 100 tàu sân bay các loại, cùng với vô số thủy phi cơ, máy bay hạ cánh trên đất liền, thậm chí cả các máy bay ném bom dành riêng cho việc chống tàu ngầm. Ảnh: máy bay ném bom McDonnell F-4 Phantom.Tới Chiến tranh lạnh và hậu Chiến tranh lạnh, Không quân Hải quân Mỹ lại càng đóng vai trò quan trọng. Hải quân Mỹ luôn tự hào là một trong những lực lượng không quân mạnh nhất trên thế giới, có khả năng thực hiện gần như mọi nhiệm vụ không quân được giao với sự hỗ trợ của 10 tàu sân bay hạt nhân. Ảnh: máy bay săn ngầm P-8 Poseidon.Giống như Hải quân Mỹ, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu thiết lập lực lượng không quân từ những năm trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Vào năm 1922, Hải quân Nhật Bản đã đặt mua tàu sân bay đầu tiên HIJMS Hosho và sau đó còn đóng cũng như chuyển đổi thêm nhiều tàu sân bay khác. Phi công của Không quân Hải quân Nhật Bản cũng được đào tạo thuộc vào loại tốt nhất trên thế giới. Ảnh: chiến đấu cơ A6M "Zero" của Nhật Bản.Đội ngũ tàu sân bay cùng các chiến đấu cơ, đặc biệt là loại A6M Zero của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã thống trị Thái Bình Dương trong suốt 6 tháng khiến hai lực lượng hải quân lớn nhất thế giới của quân đồng minh phải tháo chạy. Ảnh: loạt máy bay trên boong tàu sân bay Shokaku của hải quân phát xít Nhật.Không quân Đế quốc Nhật Bản đã phá hủy nhiều chiến hạm chủ chốt của Mỹ và tấn công, đánh chìm nhiều chiến hạm của Anh. Ảnh: máy bay săn ngầm P-1 của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.Không thể thiếu trong danh sách này là Lực lượng Không quân Đức Quốc Xã Luftwaffe bắt đầu được thiết lập như một tổ chức độc lập vào năm 1935. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 10 năm nhưng nó đã thay đổi cả bản đồ châu Âu lúc bấy giờ. Ảnh: máy bay ném bom
Heinkel He 111 của phát xít Đức.Chỉ trong vòng vài năm, các kỹ sư Đức với sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi chính phủ Quốc Xã đã xây dựng một lực lượng không quân hoạt động hiệu quả nhất trong lịch sử. Đặc biệt là lực lượng máy bay ném bom chiến lược đã giúp phát xít Đức chinh phục hầu hết châu Âu. Ảnh: chiến đấu cơ Me 410 Zerstörer.Không những thế, Không quân Đức Quốc Xã còn có cả thế mạnh trong các hoạt động hỗ trợ trên không và đánh chặn cho phép lực lượng này giành được ưu thế trên không so với các đối thủ. Ảnh: chiến đấu cơ Heinkel He 162 Salamande.
Không quân Hoàng gia Anh (RAF) được hình thành vào ngày 1/4/1918 và trở thành lực lượng không quân có tổ chức độc lập đầu tiên trên thế giới mà không phụ thuộc vào đơn vị lục quân hay hải quân. Ảnh: cường kích cơ Panavia Tornado GR4 của Anh.
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, RAF đã tham gia đánh bại chiến dịch không kích của phát xít Đức vào Anh. Sau đó các chiến đấu cơ của Anh còn hỗ trợ chiếm lại vùng lãnh thổ mà phát xít Đức chiếm đóng.Ảnh: máy bay ném bom hạng nặng Avro của Anh, một loại máy bay được sử dụng chủ yếu để chống lại phát xít Đức.
Sau CTTG 2, RAF vẫn là một lực lượng không quân quan trọng trên toàn cầu, hỗ trợ Anh và các hoạt động quân sự của đồng minh trên khắp thế giới. Các máy bay ném bom của RAF tiếp tục góp phần cho khả năng phòng thủ của NATO. Ảnh: máy bay ném bom chiến lược Handley Page Victor của Anh.
Không quân Mỹ (USAF) chính thức hình thành vào ngày 18/9/1947 trên cơ sở hợp nhất từ ba đơn vị Không quân quân đội Mỹ, Dịch vụ không quân quân đội Mỹ và Thông tin liên lạc quân đội Mỹ. Ảnh: dàn chiến đấu cơ F-16 của Mỹ.
Nhưng từ những năm 1941-1945, Không quân quân đội Mỹ đã góp phần lớn vào chiến thắng chống lại phát xít Nhật Bản và Đức. Sau chiến tranh Thế giới 2, Không quân Mỹ đã tham chiến ở nhiều khu vực khác.Ảnh: dàn máy bay A-10 Thunderbolt của Mỹ.
Ngày nay, Không quân Mỹ được đánh giá là lực lượng không quân mạnh nhất trên thế giới. Lực lượng này có thể tấn công, vận chuyển, giành ưu thế trên không ở bất cứ nơi nào trên hành tinh. Ảnh: tiêm kích tối tân F-35 Lightning.
Tiếp theo là Không quân Hải quân Mỹ. Lực lượng này đã bắt đầu thực hiện chuyến bay đầu tiên từ tàu tuần dương USS Birmingham vào năm 1911. Trong 2 cuộc chiến tranh thế giới, Không quân Hải quân Mỹ đã lớn mạnh đáng kể, nhất là Mỹ cho ra đời các tàu sân bay cỡ lớn. Ảnh: các tiêm kích hạm F/A-18 trên boong tàu sân bay Mỹ USS George Washington tại cảng Hồng Kông.
Trong Chiến tranh thế giới 2, Không quân Hải quân Mỹ đã giành chiến thắng trong trận đánh Atlantic, bảo vệ các tàu vận tải và tiêu diệt các tàu ngầm của phát xít Đức. Ở thời điểm căng nhất của thế chiến, có lúc Hải quân Mỹ đã dùng tới hơn 100 tàu sân bay các loại, cùng với vô số thủy phi cơ, máy bay hạ cánh trên đất liền, thậm chí cả các máy bay ném bom dành riêng cho việc chống tàu ngầm. Ảnh: máy bay ném bom McDonnell F-4 Phantom.
Tới Chiến tranh lạnh và hậu Chiến tranh lạnh, Không quân Hải quân Mỹ lại càng đóng vai trò quan trọng. Hải quân Mỹ luôn tự hào là một trong những lực lượng không quân mạnh nhất trên thế giới, có khả năng thực hiện gần như mọi nhiệm vụ không quân được giao với sự hỗ trợ của 10 tàu sân bay hạt nhân. Ảnh: máy bay săn ngầm P-8 Poseidon.
Giống như Hải quân Mỹ, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu thiết lập lực lượng không quân từ những năm trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Vào năm 1922, Hải quân Nhật Bản đã đặt mua tàu sân bay đầu tiên HIJMS Hosho và sau đó còn đóng cũng như chuyển đổi thêm nhiều tàu sân bay khác. Phi công của Không quân Hải quân Nhật Bản cũng được đào tạo thuộc vào loại tốt nhất trên thế giới. Ảnh: chiến đấu cơ A6M "Zero" của Nhật Bản.
Đội ngũ tàu sân bay cùng các chiến đấu cơ, đặc biệt là loại A6M Zero của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã thống trị Thái Bình Dương trong suốt 6 tháng khiến hai lực lượng hải quân lớn nhất thế giới của quân đồng minh phải tháo chạy. Ảnh: loạt máy bay trên boong tàu sân bay Shokaku của hải quân phát xít Nhật.
Không quân Đế quốc Nhật Bản đã phá hủy nhiều chiến hạm chủ chốt của Mỹ và tấn công, đánh chìm nhiều chiến hạm của Anh. Ảnh: máy bay săn ngầm P-1 của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.
Không thể thiếu trong danh sách này là Lực lượng Không quân Đức Quốc Xã Luftwaffe bắt đầu được thiết lập như một tổ chức độc lập vào năm 1935. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 10 năm nhưng nó đã thay đổi cả bản đồ châu Âu lúc bấy giờ. Ảnh: máy bay ném bom
Heinkel He 111 của phát xít Đức.
Chỉ trong vòng vài năm, các kỹ sư Đức với sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi chính phủ Quốc Xã đã xây dựng một lực lượng không quân hoạt động hiệu quả nhất trong lịch sử. Đặc biệt là lực lượng máy bay ném bom chiến lược đã giúp phát xít Đức chinh phục hầu hết châu Âu. Ảnh: chiến đấu cơ Me 410 Zerstörer.
Không những thế, Không quân Đức Quốc Xã còn có cả thế mạnh trong các hoạt động hỗ trợ trên không và đánh chặn cho phép lực lượng này giành được ưu thế trên không so với các đối thủ. Ảnh: chiến đấu cơ Heinkel He 162 Salamande.