Hầu như các tàu chiến lớn nhất thế giới đều là hàng không mẫu hạm với lượng giãn nước vài chục nghìn với trăm nghìn tấn. Ảnh: Tàu sân bay lớp Clemenceau của Pháp. Hải quân Brazil đã mua nó vào năm 2000 với giá 12 triệu USD. Nó được đổi tên thành Sao Paulo và đã được cải tạo. Hiện tại con tàu này có thể mang được 39 máy bay.Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc vốn là một hàng không mẫu hạm thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov của Liên Xô. Nó đã được Trung Quốc mua lại và sửa đổi thành tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này. Năm 2012 Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tàu sân bay này và đặt tên là Liêu Ninh. Nó được trang bị các vũ khí phòng thủ và có thể mang theo 30 máy bay.Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp là hàng không mẫu hạm hạt nhân và là một trong số ít những tàu sân bay đang hoạt động mà không phải của Mỹ. Nó được hạ thủy năm 2001 với chi phí khoảng 4 tỉ USD. Nó có thể chứa 40 máy bay và hoạt động liên tục 20 năm mà không phải nạp lại năng lượng.Tàu sân bay lớp Kiev là một trong hai tàu sân bay của Ấn Độ. Nó bắt đầu hoạt động từ năm 1980 trong Hải quân Liên Xô. Ấn Độ đã mua lại tàu từ Nga với giá 2,35 tỷ USD bao gồm cả chi phí nâng cấp sửa chữa. Năm 2013, tàu sân bay này đi vào hoạt động với khả năng chứa 36 máy bay và nó được Ấn Độ đặt tên là INS Vikramaditya.Tàu chở trực thăng lớp Izumo do Nhật Bản đóng với nhiều mục đích. Nó là một tàu sân bay trực thăng và có khả năng săn ngầm cao. Nó mang theo tối đa 14 trực thăng cùng khoảng 400 binh lính và xe. Tàu có giá khoảng 1,2 tỷ USD và chỉ trang bị các loại vũ khí phòng thủ theo quy định của Hiến pháp Nhật sau Thế chiến II.Tuần dương hạm hạt nhân Kirov của Nga có lẽ là chiếc tàu chiến lớn nhất thế giới duy nhất không là tàu sân bay. Đã có 4 tàu lớp Kirov được đóng trong những năm 1980 và được nói là có giá khoảng 2 tỷ USD mỗi chiếc. Hiện chỉ còn một chiếc đang hoạt động, 3 chiếc khác đang trải qua sửa chữa cải tạo.Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov không hẳn là tàu sân bay hoàn toàn, người Nga định nghĩa, xếp loại "tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay". Nó cũng được trang bị các vũ khí gồm cả tấn công và phòng thủ như tên lửa chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Tàu Đô đốc Kuznetsov là cùng loại với chiếc đã bán cho Trung Quốc và nó là chiếc tàu sân bay duy nhất đang hoạt động trong Hải quân Nga. Nó có thể mang khoảng 30 máy bay.Mỹ đã đóng 8 tàu lớp USS Wasp để hỗ trợ bộ binh chiến đấu trong lãnh thổ thù địch. Chi phí các tàu này khoảng 750 triệu USD. Tàu có hơn 1000 thủy thủ và có thể mang gần 2000 lính thủy đánh bộ cùng các phương tiện và máy bay trực thăng.Tàu USS America là tàu đầu tiên thuộc lớp America được đóng với chi phí khoảng 3,4 tỷ USD. Chúng được đóng lớn hơn các tàu lớp US Wasp để có thể đưa máy bay lớn hơn lên boong tàu.Với chiều dài hơn 300m, tàu sân bay lớp Nimitz là tàu chiến lớn nhất thế giới. Nó được đóng với chi phí khoảng 4,5 tỷ USD mỗi chiếc và cũng là những con tàu đắt đỏ nhất. Nó có trọng tải khoảng 100.000 tấn, có thể chứa tới 90 máy bay và được trang bị cả súng và tên lửa phòng không. Tuy nhiên Mỹ cũng đã hoàn thành phát triển một lớp tàu sân bay tiền nhiệm của Nimitz là lớp Gerald R. Ford thậm chí còn lớn hơn và dự kiến có giá khoảng 12 tỷ USD.
Hầu như các tàu chiến lớn nhất thế giới đều là hàng không mẫu hạm với lượng giãn nước vài chục nghìn với trăm nghìn tấn. Ảnh: Tàu sân bay lớp Clemenceau của Pháp. Hải quân Brazil đã mua nó vào năm 2000 với giá 12 triệu USD. Nó được đổi tên thành Sao Paulo và đã được cải tạo. Hiện tại con tàu này có thể mang được 39 máy bay.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc vốn là một hàng không mẫu hạm thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov của Liên Xô. Nó đã được Trung Quốc mua lại và sửa đổi thành tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này. Năm 2012 Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tàu sân bay này và đặt tên là Liêu Ninh. Nó được trang bị các vũ khí phòng thủ và có thể mang theo 30 máy bay.
Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp là hàng không mẫu hạm hạt nhân và là một trong số ít những tàu sân bay đang hoạt động mà không phải của Mỹ. Nó được hạ thủy năm 2001 với chi phí khoảng 4 tỉ USD. Nó có thể chứa 40 máy bay và hoạt động liên tục 20 năm mà không phải nạp lại năng lượng.
Tàu sân bay lớp Kiev là một trong hai tàu sân bay của Ấn Độ. Nó bắt đầu hoạt động từ năm 1980 trong Hải quân Liên Xô. Ấn Độ đã mua lại tàu từ Nga với giá 2,35 tỷ USD bao gồm cả chi phí nâng cấp sửa chữa. Năm 2013, tàu sân bay này đi vào hoạt động với khả năng chứa 36 máy bay và nó được Ấn Độ đặt tên là INS Vikramaditya.
Tàu chở trực thăng lớp Izumo do Nhật Bản đóng với nhiều mục đích. Nó là một tàu sân bay trực thăng và có khả năng săn ngầm cao. Nó mang theo tối đa 14 trực thăng cùng khoảng 400 binh lính và xe. Tàu có giá khoảng 1,2 tỷ USD và chỉ trang bị các loại vũ khí phòng thủ theo quy định của Hiến pháp Nhật sau Thế chiến II.
Tuần dương hạm hạt nhân Kirov của Nga có lẽ là chiếc tàu chiến lớn nhất thế giới duy nhất không là tàu sân bay. Đã có 4 tàu lớp Kirov được đóng trong những năm 1980 và được nói là có giá khoảng 2 tỷ USD mỗi chiếc. Hiện chỉ còn một chiếc đang hoạt động, 3 chiếc khác đang trải qua sửa chữa cải tạo.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov không hẳn là tàu sân bay hoàn toàn, người Nga định nghĩa, xếp loại "tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay". Nó cũng được trang bị các vũ khí gồm cả tấn công và phòng thủ như tên lửa chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Tàu Đô đốc Kuznetsov là cùng loại với chiếc đã bán cho Trung Quốc và nó là chiếc tàu sân bay duy nhất đang hoạt động trong Hải quân Nga. Nó có thể mang khoảng 30 máy bay.
Mỹ đã đóng 8 tàu lớp USS Wasp để hỗ trợ bộ binh chiến đấu trong lãnh thổ thù địch. Chi phí các tàu này khoảng 750 triệu USD. Tàu có hơn 1000 thủy thủ và có thể mang gần 2000 lính thủy đánh bộ cùng các phương tiện và máy bay trực thăng.
Tàu USS America là tàu đầu tiên thuộc lớp America được đóng với chi phí khoảng 3,4 tỷ USD. Chúng được đóng lớn hơn các tàu lớp US Wasp để có thể đưa máy bay lớn hơn lên boong tàu.
Với chiều dài hơn 300m, tàu sân bay lớp Nimitz là tàu chiến lớn nhất thế giới. Nó được đóng với chi phí khoảng 4,5 tỷ USD mỗi chiếc và cũng là những con tàu đắt đỏ nhất. Nó có trọng tải khoảng 100.000 tấn, có thể chứa tới 90 máy bay và được trang bị cả súng và tên lửa phòng không. Tuy nhiên Mỹ cũng đã hoàn thành phát triển một lớp tàu sân bay tiền nhiệm của Nimitz là lớp Gerald R. Ford thậm chí còn lớn hơn và dự kiến có giá khoảng 12 tỷ USD.