Đứng đầu trong top 5 vũ khí tối tân, nguy hiểm và đáng sợ nhất Lục quân Israel là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava. Với thiết kế khung gầm thấp, sở hữu hỏa lực mạnh mẽ và động cơ được đặt phía trước thân xe nhằm bảo vệ tối đa cho kíp chiến đấu.Các phiên bản xe tăng Merkava đầu tiên của Israel đều sử dụng pháo chính 105mm do Mỹ chế tạo. Tuy nhiên từ biến thể Merkava Mk III trở lên Merkava đã bắt đầu sử dụng pháo nòng trơn MG253 120mm do Israel tự phát triển với tầm bắn hiệu quả lên tới 2km. Bên cạnh đó Merkava Mk III còn có thể phóng tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng pháo chính với tầm bắn lên tới 9km.Dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel còn khá nổi tiếng với các hệ thống phòng vệ chủ động và hệ thống giáp bảo vệ tích hợp có khả năng chống lại hầu hết các loại tên lửa chống tăng.Ở vị trí thứ hai top vũ khí tối tân của Lục quân Israel là dòng xe bọc thép chở quân hạng nặng Namer được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava. Nó cũng là dòng xe bọc thép chở quân nặng nhất trên thế giới với trọng lượng lên tới 60 tấn.Do sử dụng khung gầm của Merkava nên phần giáp bảo vệ xung quanh Namer được đánh giá là bất khả xâm phạm, bên cạnh đó nó còn được trang bị giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng vệ chủ động. Dù có trọng lượng lên tới 60 tấn nhưng Namer vẫn có thể di chuyển với tốc độ lên tới 60km/h nhờ động cơ diesel 1.200 mã lực.Một chiếc Namer có kíp chiến đấu gồm 3 binh sĩ và có thể chở theo tối đa 9 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Bên cạnh đó nó cũng được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ gồm 1 hệ thống vũ khí điều khiển từ xa 12.7mm, 1 súng máy 7.62mm và một cối tự động 60mm.Dứng thứ 3 trong top 5 vũ khí tối tân của Lục quân Israel là hệ thống pháo phản lực phóng loạt “Smasher” - thực chất nó lại là bản sao của hệ thống M270 của Quân đội Mỹ được đưa vào sử dụng từ những năm 1970.Smasher được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley tương tự như M270, nó có thể mang theo 12 đạn rocket 227mm. "Smasher" có thể sử dụng nhiều loại đạn rocket khác nhau kể cả đạn chùm với tầm bắn hiệu quả từ 32km đến 120km tùy vào các loại đạn rocket khác nhau.Hiện tại, lực lượng Phòng vệ Israel có khoảng 48 hệ thống rocket phóng loạt "Smasher" với tầm bắn tối đa 48km, nhưng trong tương lai các hệ thống rocket phóng loạt này sẽ được trang bị đạn tăng tầm có tầm bắn có thể lên đến 150km.Đứng vị trí thứ 4 là tên lửa Spike - hệ thống tên lửa chống tăng điều khiển do công ty quốc phòng Rafale của Israel phát triển với chế độ bắn “bắn và quên”, được trang bị một đầu dẫn tầm nhiệt với đầu đạn kép. Thiết kế này giúp Spike có thể xuyên phá qua được lớp giáp phản ứng nổ của xe tăng đối phương với tầm bắn 800m.Spike có thể được tích hợp trên bất cứ phương tiện cơ giới nào với mọi nền tảng từ cơ giới mặt đất, máy bay cho đến tàu chiến. Bên cạnh đó ngoài chống tăng Spike cũng có thể được sử dụng như một mẫu tên lửa đa năng chống lại các mục tiêu khác như máy bay, tàu chiến cho đến chống bộ binh.Ngoài ra công ty Rafale cũng phát triển Spike thành nhiều biến thể khác nhau với tầm bắn xa hơn và sở hữu sức mạnh hỏa lực lớn hơn. Spike-MR là phiên bản tầm trung với tầm bắn tối đa 2.500m, Spike-LR là phiên bản tầm xa với tầm bắn tối đa 4.000m, trong khi đó Spike-ER có tầm bắn lên đến 8.000m biến thể này có thể lắp lên xe bọc thép hoặc trực thăng. Và cuối cùng là Spike NLOS biến thể có tầm bắn xa nhất lên đến 25km có thể tích hợp với mọi nền tảng khác nhau.Đứng cuối bảng xếp hạng là mẫu súng trường tấn công dạng bullpup Tavor TAR-21 do công ty IMI của Isarel chế tạo. Hiện nó là dòng súng trường tấn công tiêu chuẩn của lực lượng Phòng vệ Israel. Điểm nổi bật nhất của Tavor TAR-21 là thiết kế băng đạn phía sau dạng bullpup của nó, thiết kế này giúp TAR-21 trong gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo kích thước tiêu chuẩn.Dù có thiết kế hiện đại nhưng Tavor TAR-21 vẫn sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí dài và bolt xoay, nó sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 5.56mm của NATO với hộp tiếp đạn 30 viên. Bên cạnh đó trên thân súng của TAR-21 cũng được trang bị các thành rail để lắp thêm các thiết bị hổ trợ tác chiến khác như kính ngắm hay tay cầm.Ngoài Israel, hiện tại Tavor TAR-21 và các biến thể của nó cũng đang được 24 quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có cả Việt Nam.
Đứng đầu trong top 5 vũ khí tối tân, nguy hiểm và đáng sợ nhất Lục quân Israel là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava. Với thiết kế khung gầm thấp, sở hữu hỏa lực mạnh mẽ và động cơ được đặt phía trước thân xe nhằm bảo vệ tối đa cho kíp chiến đấu.
Các phiên bản xe tăng Merkava đầu tiên của Israel đều sử dụng pháo chính 105mm do Mỹ chế tạo. Tuy nhiên từ biến thể Merkava Mk III trở lên Merkava đã bắt đầu sử dụng pháo nòng trơn MG253 120mm do Israel tự phát triển với tầm bắn hiệu quả lên tới 2km. Bên cạnh đó Merkava Mk III còn có thể phóng tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng pháo chính với tầm bắn lên tới 9km.
Dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava của Israel còn khá nổi tiếng với các hệ thống phòng vệ chủ động và hệ thống giáp bảo vệ tích hợp có khả năng chống lại hầu hết các loại tên lửa chống tăng.
Ở vị trí thứ hai top vũ khí tối tân của Lục quân Israel là dòng xe bọc thép chở quân hạng nặng Namer được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava. Nó cũng là dòng xe bọc thép chở quân nặng nhất trên thế giới với trọng lượng lên tới 60 tấn.
Do sử dụng khung gầm của Merkava nên phần giáp bảo vệ xung quanh Namer được đánh giá là bất khả xâm phạm, bên cạnh đó nó còn được trang bị giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng vệ chủ động. Dù có trọng lượng lên tới 60 tấn nhưng Namer vẫn có thể di chuyển với tốc độ lên tới 60km/h nhờ động cơ diesel 1.200 mã lực.
Một chiếc Namer có kíp chiến đấu gồm 3 binh sĩ và có thể chở theo tối đa 9 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Bên cạnh đó nó cũng được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ gồm 1 hệ thống vũ khí điều khiển từ xa 12.7mm, 1 súng máy 7.62mm và một cối tự động 60mm.
Dứng thứ 3 trong top 5 vũ khí tối tân của Lục quân Israel là hệ thống pháo phản lực phóng loạt “Smasher” - thực chất nó lại là bản sao của hệ thống M270 của Quân đội Mỹ được đưa vào sử dụng từ những năm 1970.
Smasher được đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley tương tự như M270, nó có thể mang theo 12 đạn rocket 227mm. "Smasher" có thể sử dụng nhiều loại đạn rocket khác nhau kể cả đạn chùm với tầm bắn hiệu quả từ 32km đến 120km tùy vào các loại đạn rocket khác nhau.
Hiện tại, lực lượng Phòng vệ Israel có khoảng 48 hệ thống rocket phóng loạt "Smasher" với tầm bắn tối đa 48km, nhưng trong tương lai các hệ thống rocket phóng loạt này sẽ được trang bị đạn tăng tầm có tầm bắn có thể lên đến 150km.
Đứng vị trí thứ 4 là tên lửa Spike - hệ thống tên lửa chống tăng điều khiển do công ty quốc phòng Rafale của Israel phát triển với chế độ bắn “bắn và quên”, được trang bị một đầu dẫn tầm nhiệt với đầu đạn kép. Thiết kế này giúp Spike có thể xuyên phá qua được lớp giáp phản ứng nổ của xe tăng đối phương với tầm bắn 800m.
Spike có thể được tích hợp trên bất cứ phương tiện cơ giới nào với mọi nền tảng từ cơ giới mặt đất, máy bay cho đến tàu chiến. Bên cạnh đó ngoài chống tăng Spike cũng có thể được sử dụng như một mẫu tên lửa đa năng chống lại các mục tiêu khác như máy bay, tàu chiến cho đến chống bộ binh.
Ngoài ra công ty Rafale cũng phát triển Spike thành nhiều biến thể khác nhau với tầm bắn xa hơn và sở hữu sức mạnh hỏa lực lớn hơn. Spike-MR là phiên bản tầm trung với tầm bắn tối đa 2.500m, Spike-LR là phiên bản tầm xa với tầm bắn tối đa 4.000m, trong khi đó Spike-ER có tầm bắn lên đến 8.000m biến thể này có thể lắp lên xe bọc thép hoặc trực thăng. Và cuối cùng là Spike NLOS biến thể có tầm bắn xa nhất lên đến 25km có thể tích hợp với mọi nền tảng khác nhau.
Đứng cuối bảng xếp hạng là mẫu súng trường tấn công dạng bullpup Tavor TAR-21 do công ty IMI của Isarel chế tạo. Hiện nó là dòng súng trường tấn công tiêu chuẩn của lực lượng Phòng vệ Israel. Điểm nổi bật nhất của Tavor TAR-21 là thiết kế băng đạn phía sau dạng bullpup của nó, thiết kế này giúp TAR-21 trong gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo kích thước tiêu chuẩn.
Dù có thiết kế hiện đại nhưng Tavor TAR-21 vẫn sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí dài và bolt xoay, nó sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 5.56mm của NATO với hộp tiếp đạn 30 viên. Bên cạnh đó trên thân súng của TAR-21 cũng được trang bị các thành rail để lắp thêm các thiết bị hổ trợ tác chiến khác như kính ngắm hay tay cầm.
Ngoài Israel, hiện tại Tavor TAR-21 và các biến thể của nó cũng đang được 24 quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có cả Việt Nam.