Theo trang mạng quân sự Sina, vào tháng 8 vừa rồi Iran đã lần đầu tiên công khai dây chuyền lắp ráp tên lửa đạn đạo Fatah-313 được phát triển dựa trên Fatah-110. Buổi lễ giới thiệu dây chuyền tên lửa này còn có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Iran Chuẩn tướng Hossein Dehqan.Dựa trên thông tin Iran công bố, Fatah-313 có tầm bắn lên tới 500km và sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.Hình ảnh Chuẩn tướng Hossein Dehqan thị sát một vòng quanh dây chuyền lắp ráp Fatah-313. Trong ảnh là một đầu đạn của Fatah-313 được đặt trong một khối bảo quản có hình dáng khá lạ.Tên lửa đạn đạo Fatah-313 được Iran trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp thiết bị dẫn đường quang điện tử ở pha cuối nhằm tăng độ tấn công chính xác mục tiêu. Đối với "người tiền nhiệm" của nó là Fatah-110 độ sai lệch chỉ tầm 5m.Cận cảnh hệ thống động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn một giai đoạn của Fatah-313.Dù mang tiếng là dây chuyền lắp ráp nhưng bên trong nhà xưởng này hầu như không được trang bị gì nhiều.Có nhiều ý kiến cho rằng Fatah-110 hay Fatah-313 chỉ là một biến thể sao chép của mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 của Trung Quốc vốn có tầm bắn lên tới hơn 800km.Sở dĩ nói như vậy vì thiết kế của cả ba mẫu này hoàn toàn tương tự nhau tuy nhiên chắc chắn công nghệ tên lửa của Trung Quốc hoàn toàn vượt trội hơn so với Iran.Theo nhiều đánh giá mỗi, tên lửa Fatah-313 có thể mang theo một đầu đạn nặng 500kg trong khi đó Fatah-110 lại lên tới 650kg nhưng có tầm bắn chỉ 300km. Tuy nhiên các thông số kỹ thuật chính của Fatah-313 hiện tại vẫn chưa được Iran công bố do đó khả năng của mẫu tên lửa này vẫn còn là một ẩn số sau hơn một năm được giới thiệu.Trong ảnh là một tên lửa Fatah-313 trên bệ phóng di động tại một trung tâm thử nghiệm.Việc sử dụng các bệ phóng di động tiêu chuẩn giúp Fatah-313 cơ động hơn trên chiến trường và dễ dàng triển khai hơn so với Fatah-110 vốn cũng sử dụng bệ phóng di động nhưng phi tiêu chuẩn.Cận cảnh Fatah-313 được khai hỏa.Hiện tại Iran là một trong những quốc gia sở hữu kho tên lửa đồ sộ nhất Trung Đông cùng với đó là nền công nghiệp quốc phòng khá mạnh bất chấp gần một thập kỷ cấm vận của Phương Tây. Và sau khi được cởi trói khỏi lệnh cấm vận này trong năm nay Tehran đã ngay lập tức đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội của mình bằng các hợp đồng vũ khí khủng từ Nga.Với nền tảng công nghiệp quốc phòng hiện tại sẽ không khó để Iran có thể đuổi kịp các cường quốc quân sự trong khu vực trong tương lai gần.
Theo trang mạng quân sự Sina, vào tháng 8 vừa rồi Iran đã lần đầu tiên công khai dây chuyền lắp ráp tên lửa đạn đạo Fatah-313 được phát triển dựa trên Fatah-110. Buổi lễ giới thiệu dây chuyền tên lửa này còn có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Iran Chuẩn tướng Hossein Dehqan.
Dựa trên thông tin Iran công bố, Fatah-313 có tầm bắn lên tới 500km và sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
Hình ảnh Chuẩn tướng Hossein Dehqan thị sát một vòng quanh dây chuyền lắp ráp Fatah-313. Trong ảnh là một đầu đạn của Fatah-313 được đặt trong một khối bảo quản có hình dáng khá lạ.
Tên lửa đạn đạo Fatah-313 được Iran trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp thiết bị dẫn đường quang điện tử ở pha cuối nhằm tăng độ tấn công chính xác mục tiêu. Đối với "người tiền nhiệm" của nó là Fatah-110 độ sai lệch chỉ tầm 5m.
Cận cảnh hệ thống động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn một giai đoạn của Fatah-313.
Dù mang tiếng là dây chuyền lắp ráp nhưng bên trong nhà xưởng này hầu như không được trang bị gì nhiều.
Có nhiều ý kiến cho rằng Fatah-110 hay Fatah-313 chỉ là một biến thể sao chép của mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 của Trung Quốc vốn có tầm bắn lên tới hơn 800km.
Sở dĩ nói như vậy vì thiết kế của cả ba mẫu này hoàn toàn tương tự nhau tuy nhiên chắc chắn công nghệ tên lửa của Trung Quốc hoàn toàn vượt trội hơn so với Iran.
Theo nhiều đánh giá mỗi, tên lửa Fatah-313 có thể mang theo một đầu đạn nặng 500kg trong khi đó Fatah-110 lại lên tới 650kg nhưng có tầm bắn chỉ 300km. Tuy nhiên các thông số kỹ thuật chính của Fatah-313 hiện tại vẫn chưa được Iran công bố do đó khả năng của mẫu tên lửa này vẫn còn là một ẩn số sau hơn một năm được giới thiệu.
Trong ảnh là một tên lửa Fatah-313 trên bệ phóng di động tại một trung tâm thử nghiệm.
Việc sử dụng các bệ phóng di động tiêu chuẩn giúp Fatah-313 cơ động hơn trên chiến trường và dễ dàng triển khai hơn so với Fatah-110 vốn cũng sử dụng bệ phóng di động nhưng phi tiêu chuẩn.
Cận cảnh Fatah-313 được khai hỏa.
Hiện tại Iran là một trong những quốc gia sở hữu kho tên lửa đồ sộ nhất Trung Đông cùng với đó là nền công nghiệp quốc phòng khá mạnh bất chấp gần một thập kỷ cấm vận của Phương Tây. Và sau khi được cởi trói khỏi lệnh cấm vận này trong năm nay Tehran đã ngay lập tức đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quân đội của mình bằng các hợp đồng vũ khí khủng từ Nga.
Với nền tảng công nghiệp quốc phòng hiện tại sẽ không khó để Iran có thể đuổi kịp các cường quốc quân sự trong khu vực trong tương lai gần.