Quân đội Philippines thường biết tới là đạo quân nằm trong top lạc hậu, nghèo nán, trang bị kém cỏi nhất ở khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng, ít ra hải quân và không quân nước này vẫn còn vài trang bị đáng được coi là tạm được thì lục quân là nỗi thất vọng khủng khiếp. Mà thất vọng nhất là trang bị xe tăng chủ lực của nước này, thậm chí kém xa hỏa lực xe tăng T-54 của Việt Nam bị coi là lạc hậu trên thế giới.Cụ thế, hiện Philippines chỉ có trong tay 45 chiếc xe tăng FV101 Scorpion được coi là tăng chủ lực và là mạnh mẽ nhất của Lục quân Philippines. Phần còn lại trang bị tăng – thiết giáp chỉ còn là các xe bọc thép chở quân và một ít xe chiến đấu bộ binh hạng nhẹ (chúng vốn là phiên bản xe bọc thép chở quân, trang bị thêm hỏa lực tốt hơn một chút với pháo hạng nhẹ, nhìn chung chúng vẫn chưa là xe chiến đấu bộ binh thực thụ như Bradley hay BMP).FV101 Scorpion là dòng xe tăng trinh sát do công ty Alvis Vehicle (Vương quốc Anh) phát triển từ đầu những năm 1970, với khoảng 3.000c hiếc được xuất xưởng.Vì được thiết kế cho vai trò trinh sát chiến trường, đề cao tính cơ động, nhỏ gọn dễ ẩn núp nên không lạ khi FV101 có kiểu dáng nhỏ gọn với chiều dài chỉ 5,2m, rộng 2,1m, cao 2,1m và nặng 8 tấn với kíp lái 3 người.Với trọng lượng nhẹ như vậy, dĩ nhiên là xe tăng FV101 có lớp giáp vô cùng mỏng manh làm bằng hợp kim nhôm với bề dày chỉ là 12,7mm có khả năng chống được các loại đạn súng máy và súng trường, hoàn toàn không chống được pháo hạng nhẹ chứ chưa nói tới vũ khí chống tăng chuyên dụng.Thậm chí, trong một số thử nghiệm, thì đạn xuyên giáp súng máy cỡ 7,62x51mm (có độ xuyên 18mm ở cự ly bắn 100m) “thừa sức” chọc thủng FV101.Hỏa lực của FV101 cũng không quá mạnh với pháo chính sơ tốc thấp L23A1 cỡ 76mm cùng đại liên đồng trục 7,62mm với 3.000 viên đạn và hai cụm ống phóng lựu đạn khói đặt ở hai bên tháp pháo.Pháo sơ tốc thấp L23A1 cỡ 76,2mm có tốc độ bắn khoảng 6 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2.200m nhưng chỉ được trang bị các loại đạn nổ phá HE, đạn nổ nén HESH (chỉ phá được giáp xe bọc thép mỏng) và đạn khói. Nhìn chung, khẩu pháo này không có khả năng chống xe tăng chủ lực như T-54/55 chứ chưa nói tới các mẫu tăng hiện đại trên thế giới.Hệ thống điều khiển bắn của xe tăng FV101 cũng không có gì đáng kể.. Chính vì có lớp giáp vô cùng mỏng, hỏa lực yếu nên FV101 được đầu tư mạnh ở khoản cơ động. Chỉ cần động cơ diesel công suất 190 mã lực, cỗ tăng tí ho này có thể đạt tốc độ tối đa tới 80km/h, tăng tốc từ 0-48km/h chỉ trong 16 giây, dự trữ hành trình 750km.Xe tăng FV101 cũng có khả năng lội nước với tốc độ 5,8km/h.
Quân đội Philippines thường biết tới là đạo quân nằm trong top lạc hậu, nghèo nán, trang bị kém cỏi nhất ở khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng, ít ra hải quân và không quân nước này vẫn còn vài trang bị đáng được coi là tạm được thì lục quân là nỗi thất vọng khủng khiếp. Mà thất vọng nhất là trang bị xe tăng chủ lực của nước này, thậm chí kém xa hỏa lực xe tăng T-54 của Việt Nam bị coi là lạc hậu trên thế giới.
Cụ thế, hiện Philippines chỉ có trong tay 45 chiếc xe tăng FV101 Scorpion được coi là tăng chủ lực và là mạnh mẽ nhất của Lục quân Philippines. Phần còn lại trang bị tăng – thiết giáp chỉ còn là các xe bọc thép chở quân và một ít xe chiến đấu bộ binh hạng nhẹ (chúng vốn là phiên bản xe bọc thép chở quân, trang bị thêm hỏa lực tốt hơn một chút với pháo hạng nhẹ, nhìn chung chúng vẫn chưa là xe chiến đấu bộ binh thực thụ như Bradley hay BMP).
FV101 Scorpion là dòng xe tăng trinh sát do công ty Alvis Vehicle (Vương quốc Anh) phát triển từ đầu những năm 1970, với khoảng 3.000c hiếc được xuất xưởng.
Vì được thiết kế cho vai trò trinh sát chiến trường, đề cao tính cơ động, nhỏ gọn dễ ẩn núp nên không lạ khi FV101 có kiểu dáng nhỏ gọn với chiều dài chỉ 5,2m, rộng 2,1m, cao 2,1m và nặng 8 tấn với kíp lái 3 người.
Với trọng lượng nhẹ như vậy, dĩ nhiên là xe tăng FV101 có lớp giáp vô cùng mỏng manh làm bằng hợp kim nhôm với bề dày chỉ là 12,7mm có khả năng chống được các loại đạn súng máy và súng trường, hoàn toàn không chống được pháo hạng nhẹ chứ chưa nói tới vũ khí chống tăng chuyên dụng.
Thậm chí, trong một số thử nghiệm, thì đạn xuyên giáp súng máy cỡ 7,62x51mm (có độ xuyên 18mm ở cự ly bắn 100m) “thừa sức” chọc thủng FV101.
Hỏa lực của FV101 cũng không quá mạnh với pháo chính sơ tốc thấp L23A1 cỡ 76mm cùng đại liên đồng trục 7,62mm với 3.000 viên đạn và hai cụm ống phóng lựu đạn khói đặt ở hai bên tháp pháo.
Pháo sơ tốc thấp L23A1 cỡ 76,2mm có tốc độ bắn khoảng 6 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2.200m nhưng chỉ được trang bị các loại đạn nổ phá HE, đạn nổ nén HESH (chỉ phá được giáp xe bọc thép mỏng) và đạn khói. Nhìn chung, khẩu pháo này không có khả năng chống xe tăng chủ lực như T-54/55 chứ chưa nói tới các mẫu tăng hiện đại trên thế giới.
Hệ thống điều khiển bắn của xe tăng FV101 cũng không có gì đáng kể.
. Chính vì có lớp giáp vô cùng mỏng, hỏa lực yếu nên FV101 được đầu tư mạnh ở khoản cơ động. Chỉ cần động cơ diesel công suất 190 mã lực, cỗ tăng tí ho này có thể đạt tốc độ tối đa tới 80km/h, tăng tốc từ 0-48km/h chỉ trong 16 giây, dự trữ hành trình 750km.
Xe tăng FV101 cũng có khả năng lội nước với tốc độ 5,8km/h.