Trong huấn luyện – chiến đấu, việc máy bay gặp trục trặc kỹ thuật khiến không thả được càng bánh đáp là “chuyện bình thường”. Trong những trường hợp đó, phi công hoặc là phải nhảy dù hoặc là phải chấp nhận hạ cánh không có càng bánh đáp, hay gọi đơn giản hơn là hạ cánh bằng “bụng” để cứu máy bay. Ảnh: Chiếc Su-30Mk2 của Không quân Uganda hạ cánh bằng bụng.Việc hạ cánh bằng “bụng” vẫn khiến máy bay chịu những thương tổn nhưng ít nhất là vẫn giữ được máy bay – khối tài sản vài chục triệu thậm chí là cả trăm triệu USD.Ảnh tiêm kích Su-27UBK của Không quân Nga hạ cánh bằng bụng.Không chỉ các máy bay của Nga mà nhiều máy bay chiến đấu Mỹ, phương Tây thường xuyên gặp phải hoàn cảnh tương tự. Ảnh chiếc máy bay ném bom B-1B hạ cánh bằng bụng.Hạ cánh bằng bụng trước hết gây nguy hại tới phần mặt tiếp xúc với đường băng.Ngay cả những máy bay vận tải cỡ lớn như chiếc C-17 Globalmaster III của Không lực Mỹ cũng phải hạ cánh bằng “bụng” khi không thả được càng.Việc thân máy bay chiến đấu ma sát trực tiếp với mặt đường băng với tốc độ vài trăm km/h có thể gây ra những đám cháy gây nguy hại máy bay. Vì thế, khi hạ cánh xong, cứu hỏa thường phải có mặt để hỗ trợ ngay lập tức. Ảnh chiếc máy bay ném bom F-111 của Không quân Australia.Máy bay tiêm kích thời chiến tranh thế giới của Đức hạ cánh bằng “bụng” trên đồng cỏ.Việc hạ cánh bằng “bụng” không phải bây giờ mới có mà kể từ khi máy bay ra đời, đưa vào sử dụng rộng rãi đã phải áp dụng hình thức hạ cánh không thả càng khi trục trặc kỹ thuật. Ảnh: Chiếc Supermarine Spitfire của Anh hạ cánh bằng bụng khiến cánh quạt gãy.Máy bay ném bom B-17 của Không quân Mỹ.Máy bay tiêm kích trên hạm cũng phải hạ cánh bằng “bụng” trên tàu sân bay.Tiêm kích F-102 của Không lực Mỹ hạ cánh khẩn cấp bằng “bụng”.Một hình ảnh khác chiếc B-17 của Không lực Mỹ hạ cánh bằng “bụng”.Khoảnh khắc hiếm chiếc máy bay ném bom B-17 đang trượt “bụng to” trên đường băng.
Trong huấn luyện – chiến đấu, việc máy bay gặp trục trặc kỹ thuật khiến không thả được càng bánh đáp là “chuyện bình thường”. Trong những trường hợp đó, phi công hoặc là phải nhảy dù hoặc là phải chấp nhận hạ cánh không có càng bánh đáp, hay gọi đơn giản hơn là hạ cánh bằng “bụng” để cứu máy bay. Ảnh: Chiếc Su-30Mk2 của Không quân Uganda hạ cánh bằng bụng.
Việc hạ cánh bằng “bụng” vẫn khiến máy bay chịu những thương tổn nhưng ít nhất là vẫn giữ được máy bay – khối tài sản vài chục triệu thậm chí là cả trăm triệu USD.
Ảnh tiêm kích Su-27UBK của Không quân Nga hạ cánh bằng bụng.
Không chỉ các máy bay của Nga mà nhiều máy bay chiến đấu Mỹ, phương Tây thường xuyên gặp phải hoàn cảnh tương tự. Ảnh chiếc máy bay ném bom B-1B hạ cánh bằng bụng.
Hạ cánh bằng bụng trước hết gây nguy hại tới phần mặt tiếp xúc với đường băng.
Ngay cả những máy bay vận tải cỡ lớn như chiếc C-17 Globalmaster III của Không lực Mỹ cũng phải hạ cánh bằng “bụng” khi không thả được càng.
Việc thân máy bay chiến đấu ma sát trực tiếp với mặt đường băng với tốc độ vài trăm km/h có thể gây ra những đám cháy gây nguy hại máy bay. Vì thế, khi hạ cánh xong, cứu hỏa thường phải có mặt để hỗ trợ ngay lập tức. Ảnh chiếc máy bay ném bom F-111 của Không quân Australia.
Máy bay tiêm kích thời chiến tranh thế giới của Đức hạ cánh bằng “bụng” trên đồng cỏ.
Việc hạ cánh bằng “bụng” không phải bây giờ mới có mà kể từ khi máy bay ra đời, đưa vào sử dụng rộng rãi đã phải áp dụng hình thức hạ cánh không thả càng khi trục trặc kỹ thuật. Ảnh: Chiếc Supermarine Spitfire của Anh hạ cánh bằng bụng khiến cánh quạt gãy.
Máy bay ném bom B-17 của Không quân Mỹ.
Máy bay tiêm kích trên hạm cũng phải hạ cánh bằng “bụng” trên tàu sân bay.
Tiêm kích F-102 của Không lực Mỹ hạ cánh khẩn cấp bằng “bụng”.
Một hình ảnh khác chiếc B-17 của Không lực Mỹ hạ cánh bằng “bụng”.
Khoảnh khắc hiếm chiếc máy bay ném bom B-17 đang trượt “bụng to” trên đường băng.