M2A2 Terra Star là phiên bản tự hành của khẩu lựu pháo huyền thoại M2A1 105mm do Mỹ phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Dù đã ra đời rất lâu, nhưng hiện nó vẫn được sử dụng rộng rãi tới ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nếu như M2A1 xứng đáng là khẩu lựu pháo huyền thoại thì M2A2 Terra Star “soán ngôi” là một trong những khẩu pháo kỳ dị, hài hước nhất lịch sử.Khẩu lựu pháo M2A2 Terra Star dùng cỡ nòng 105mm được gắn trên một khung gầm với 7 bánh lốp lớn. Điều đặc biệt là kiểu bố trí bánh lốp siêu dị của chúng. Trong đó hệ thống bánh phía trước bố trí ba bánh mỗi bên được sắp xếp theo kiểu tam giác.M2A2 Terra-Star được tạo ra vào cuối năm 1960 bởi hãng Rock Island Arsenal và Lockheed Aircraff. Đây được coi là giải pháp tăng tính cơ động cho loại lựu pháo uy lực cỡ nòng 105mm vốn có rất nhiều trong biên chế của pháo binh Mỹ.Các thử nghiệm đã được tiến hành vào năm 1969, tuy nhiên nhận thấy dự án không hiệu quả nên đã bị hủy bỏ vào năm 1977.Cũng như M2A1, M2A2 được trang bị khẩu pháo cỡ nòng 105mm đạt tốc độ bắn 5 phát/phút, tầm bắn 11,2km, sơ tốc đầu đạn 472m/s.Các phiên bản lựu pháo M101 thường có kíp chiến đấu 7 người, tuy nhiên ở phiên bản pháo tự hành M2A2 Terra Star, kíp chiến đấu đã được rút xuống còn 5 người.M2A2 Terra Star được trang bị một động cơ diesel cho phép pháo cơ động trên chiến trường với vận tốc 32km/h. Khi cơ động, pháo M2A2 Terra Star được điều khiển bởi một pháo thủ.Kiểu bố trí bánh kỳ quặc với ba bánh xếp lên nhau theo hình tam giác được cho là có tác dụng cơ động khá tốt ở những nơi địa hình phức tạp.Ưu điểm của nó so với pháo truyền thống là khả năng cơ động và thay đổi vị trí bắn nhanh để tránh phản pháo, độ ổn định tương đối tốt, dễ triển khai và thu hồi so với pháo truyền thống, tuy nhiên nó cũng gặp phải không ít rắc rối khi hoạt động, quá cồng kềnh và chập chạp. Ảnh: Hiện nay, mẫu duy nhất của pháo tự hành M2A2 Terra Star đang được đặt ở bảo tàng Rock Island Arsenal.
M2A2 Terra Star là phiên bản tự hành của khẩu lựu pháo huyền thoại M2A1 105mm do Mỹ phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Dù đã ra đời rất lâu, nhưng hiện nó vẫn được sử dụng rộng rãi tới ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nếu như M2A1 xứng đáng là khẩu lựu pháo huyền thoại thì M2A2 Terra Star “soán ngôi” là một trong những khẩu pháo kỳ dị, hài hước nhất lịch sử.
Khẩu lựu pháo M2A2 Terra Star dùng cỡ nòng 105mm được gắn trên một khung gầm với 7 bánh lốp lớn. Điều đặc biệt là kiểu bố trí bánh lốp siêu dị của chúng. Trong đó hệ thống bánh phía trước bố trí ba bánh mỗi bên được sắp xếp theo kiểu tam giác.
M2A2 Terra-Star được tạo ra vào cuối năm 1960 bởi hãng Rock Island Arsenal và Lockheed Aircraff. Đây được coi là giải pháp tăng tính cơ động cho loại lựu pháo uy lực cỡ nòng 105mm vốn có rất nhiều trong biên chế của pháo binh Mỹ.
Các thử nghiệm đã được tiến hành vào năm 1969, tuy nhiên nhận thấy dự án không hiệu quả nên đã bị hủy bỏ vào năm 1977.
Cũng như M2A1, M2A2 được trang bị khẩu pháo cỡ nòng 105mm đạt tốc độ bắn 5 phát/phút, tầm bắn 11,2km, sơ tốc đầu đạn 472m/s.
Các phiên bản lựu pháo M101 thường có kíp chiến đấu 7 người, tuy nhiên ở phiên bản pháo tự hành M2A2 Terra Star, kíp chiến đấu đã được rút xuống còn 5 người.
M2A2 Terra Star được trang bị một động cơ diesel cho phép pháo cơ động trên chiến trường với vận tốc 32km/h. Khi cơ động, pháo M2A2 Terra Star được điều khiển bởi một pháo thủ.
Kiểu bố trí bánh kỳ quặc với ba bánh xếp lên nhau theo hình tam giác được cho là có tác dụng cơ động khá tốt ở những nơi địa hình phức tạp.
Ưu điểm của nó so với pháo truyền thống là khả năng cơ động và thay đổi vị trí bắn nhanh để tránh phản pháo, độ ổn định tương đối tốt, dễ triển khai và thu hồi so với pháo truyền thống, tuy nhiên nó cũng gặp phải không ít rắc rối khi hoạt động, quá cồng kềnh và chập chạp. Ảnh: Hiện nay, mẫu duy nhất của pháo tự hành M2A2 Terra Star đang được đặt ở bảo tàng Rock Island Arsenal.