Theo trang Flick Hạm đội Thái Bình Dương, hôm 19/7, các phi công trực thăng Mỹ đã thực hiện cú hạ cánh lịch sử khi lần đầu tiên đưa biến thể mới nhất trực thăng tấn công Apache – AH-64 hạ cánh trên tàu đổ bộ lớn USS Peleliu (LHA 5) trong cuộc tập trận RIMPAC.
Trong ảnh là chiếc trực thăng AH-64E đang tiếp cận mặt boong tàu USS Peleliu (LHA 5) với sự hướng dẫn bởi nhân viên trên tàu. AH-64E (biệt danh là Guardian) là biến thể mới nhất của trực thăng chiến đấu nổi tiếng AH-64, ra mắt năm 2012. Biến thể này được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử, hệ thống lái và động cơ.
AH-64E được xem là sẽ “thế chân” AH-64D trở thành trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới. Hệ thống lái được nâng cấp giúp AH-64E có khả năng bay ở độ cao khoảng 1.800m với đầy đủ vũ khí. AH-64E có tốc độ chiến đấu đạt 304km/h.
Công nghệ cánh quạt mới của AH-64E giúp loại trực thăng này thực hiện những động tác bay lượn chưa từng có. Động cơ của AH-64E được nâng cấp tốt hơn và có thể hoạt động được ở nhiều điều kiện không thuận lợi như: độ cao, lạnh và bụi.
Bánh đáp “người bảo vệ” AH-64E chạm sàn boong tàu USS Peleliu đánh dấu cú hạ cánh lịch sử.
Trong ảnh là một chiếc AH-64 khác cũng được Flick Hạm đội Thái Bình Dương gọi là AH-64E nhưng điều kỳ lạ là không có sự xuất hiện của radar điều khiển hỏa lực AN/APG-78 trên đỉnh cánh quạt.
Ngoài những chiếc AH-64, các máy bay “lai” độc đáo MV-22 Osprey cũng thực hiện huấn luyện hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.
Theo trang Flick Hạm đội Thái Bình Dương, hôm 19/7, các phi công trực thăng Mỹ đã thực hiện cú hạ cánh lịch sử khi lần đầu tiên đưa biến thể mới nhất trực thăng tấn công Apache – AH-64 hạ cánh trên tàu đổ bộ lớn USS Peleliu (LHA 5) trong cuộc tập trận RIMPAC.
Trong ảnh là chiếc trực thăng AH-64E đang tiếp cận mặt boong tàu USS Peleliu (LHA 5) với sự hướng dẫn bởi nhân viên trên tàu. AH-64E (biệt danh là Guardian) là biến thể mới nhất của trực thăng chiến đấu nổi tiếng AH-64, ra mắt năm 2012. Biến thể này được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử, hệ thống lái và động cơ.
AH-64E được xem là sẽ “thế chân” AH-64D trở thành trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới. Hệ thống lái được nâng cấp giúp AH-64E có khả năng bay ở độ cao khoảng 1.800m với đầy đủ vũ khí. AH-64E có tốc độ chiến đấu đạt 304km/h.
Công nghệ cánh quạt mới của AH-64E giúp loại trực thăng này thực hiện những động tác bay lượn chưa từng có. Động cơ của AH-64E được nâng cấp tốt hơn và có thể hoạt động được ở nhiều điều kiện không thuận lợi như: độ cao, lạnh và bụi.
Bánh đáp “người bảo vệ” AH-64E chạm sàn boong tàu USS Peleliu đánh dấu cú hạ cánh lịch sử.
Trong ảnh là một chiếc AH-64 khác cũng được Flick Hạm đội Thái Bình Dương gọi là AH-64E nhưng điều kỳ lạ là không có sự xuất hiện của radar điều khiển hỏa lực AN/APG-78 trên đỉnh cánh quạt.
Ngoài những chiếc AH-64, các máy bay “lai” độc đáo MV-22 Osprey cũng thực hiện huấn luyện hạ cánh trên boong tàu đổ bộ USS Peleliu.