Tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã điều những chiến hạm mạnh nhất gồm: tuần dương hạm tên lửa Varyag (011); 2 tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572); tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14). Trong ảnh là đuôi tàu tuần dương tên lửa Varyag nằm ngay cạnh chiến hạm Trung Quốc.Tàu tuần dương tên lửa Varyag (011) được xem là lớp tàu chiến đấu mặt nước lớn thứ 2 thế giới (không tính tàu sân bay). Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 12.500 tấn lớn hơn cả tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ, và đương nhiên là không có tàu chiến Trung Quốc nào lớn bằng. Tuần dương tên lửa Varyag thuộc lớp Slava Project 1164 tích hợp hệ thống vũ khí “đồ sộ” có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt nước (gồm cả tàu sân bay), trên không. Hỏa lực chống tàu mặt nước “khủng” nhất của Varyag là 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-1000 đạt tầm bắn xa 700km, tốc độ hành trình Mach 2,5, lắp đầu đạn nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton. Hiện các chiến hạm Trung Quốc không có loại tên lửa nào tương tự như vậy. Varyag được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300F (64 đạn tên lửa) cho phép diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 90km, độ cao 25m tới 25km. Một vài tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lần này cũng trang bị hệ thống phòng không tương tự, tất nhiên Trung Quốc có được là nhờ sự giúp đỡ từ Nga.Ngoài Varyag, Hải quân Nga còn điều 2 tàu chiến chống ngầm cỡ lớn mang tên Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572). Hai tàu thuộc lớp Udaloy Project 1155 Fregat có lượng giãn nước toàn tải tới 7.570 tấn. Có lẽ đây là loại tàu chuyên dụng chống ngầm lớn nhất thế giới. Trong ảnh là khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543). Khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov (572). Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của tàu lớp Udaloy là tổ hợp tên lửa hành trình chống ngầm tầm xa Metel (8 quả). Tên lửa đạt tầm bắn xa tới 50km, lắp đầu đạn ngư lôi chống ngầm. Trong ảnh là 2 cụm ống phóng tên lửa chống ngầm trên tàu chiến Udaloy khác. Hạm đội Thái Bình Dương còn điều khu trục tên lửa cỡ lớn mang tên Bystryy (715) thuộc lớp Sovremenny Project 956 có lượng giãn nước tới 7.940 tấn. Kích cỡ này lớn hơn cả chiến hạm kiểu Type 052C – chiếc tàu lớn nhất Trung Quốc điều tới tập trận với Nga. Hỏa lực chống tàu mặt nước mạnh nhất của Bystryy (715) gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit đạt tầm bắn xa 120km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân.Hai tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14) thuộc lớp Project 12411 Tarantul III tuy chỉ có lượng giãn nước khoảng 500 tấn nhưng hỏa lực thực sự đáng gờm với 4 tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit.
Tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã điều những chiến hạm mạnh nhất gồm: tuần dương hạm tên lửa Varyag (011); 2 tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572); tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14). Trong ảnh là đuôi tàu tuần dương tên lửa Varyag nằm ngay cạnh chiến hạm Trung Quốc.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag (011) được xem là lớp tàu chiến đấu mặt nước lớn thứ 2 thế giới (không tính tàu sân bay). Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 12.500 tấn lớn hơn cả tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ, và đương nhiên là không có tàu chiến Trung Quốc nào lớn bằng.
Tuần dương tên lửa Varyag thuộc lớp Slava Project 1164 tích hợp hệ thống vũ khí “đồ sộ” có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt nước (gồm cả tàu sân bay), trên không.
Hỏa lực chống tàu mặt nước “khủng” nhất của Varyag là 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-1000 đạt tầm bắn xa 700km, tốc độ hành trình Mach 2,5, lắp đầu đạn nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton. Hiện các chiến hạm Trung Quốc không có loại tên lửa nào tương tự như vậy.
Varyag được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300F (64 đạn tên lửa) cho phép diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 90km, độ cao 25m tới 25km. Một vài tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lần này cũng trang bị hệ thống phòng không tương tự, tất nhiên Trung Quốc có được là nhờ sự giúp đỡ từ Nga.
Ngoài Varyag, Hải quân Nga còn điều 2 tàu chiến chống ngầm cỡ lớn mang tên Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572). Hai tàu thuộc lớp Udaloy Project 1155 Fregat có lượng giãn nước toàn tải tới 7.570 tấn. Có lẽ đây là loại tàu chuyên dụng chống ngầm lớn nhất thế giới. Trong ảnh là khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543).
Khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov (572).
Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của tàu lớp Udaloy là tổ hợp tên lửa hành trình chống ngầm tầm xa Metel (8 quả). Tên lửa đạt tầm bắn xa tới 50km, lắp đầu đạn ngư lôi chống ngầm. Trong ảnh là 2 cụm ống phóng tên lửa chống ngầm trên tàu chiến Udaloy khác.
Hạm đội Thái Bình Dương còn điều khu trục tên lửa cỡ lớn mang tên Bystryy (715) thuộc lớp Sovremenny Project 956 có lượng giãn nước tới 7.940 tấn. Kích cỡ này lớn hơn cả chiến hạm kiểu Type 052C – chiếc tàu lớn nhất Trung Quốc điều tới tập trận với Nga.
Hỏa lực chống tàu mặt nước mạnh nhất của Bystryy (715) gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit đạt tầm bắn xa 120km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân.
Hai tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14) thuộc lớp Project 12411 Tarantul III tuy chỉ có lượng giãn nước khoảng 500 tấn nhưng hỏa lực thực sự đáng gờm với 4 tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit.