Tàu khu trục HMS Daring cùng 229 sỹ quan, thủy thủ do Trung tá Engus Essenhigh sẽ cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 18/12 bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày (tới chiều 21/12, tàu rời cảng). Trước đó, vào ngày 10/12, tàu khu trục HMS Daring của Hải quân Hoàng gia Anh (trong ảnh, phía sau 2 tàu Trung Quốc) đã cập cảng Thượng Hải, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần đầu tiên. HMS Daring thuộc lớp tàu khu trục phòng không Type 45 Brave có giá khoảng 1 tỷ bảng Anh (tương đương 2 tỷ USD). Đây được xem là một trong chiến hạm tối tân hàng đầu thế giới, mạnh nhất Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay. Lớp tàu có lượng giãn nước toàn tải 8.500 tấn, dài 152,4m, rộng 21,2m, mớn nước 7,4m, thủy thủ đoàn 191 người (tối đa lên tới 235 người).
Trong ảnh là tháp chỉ huy Type 45 được tích hợp ngay phía trên nhiều hệ thống cảm biến.
Cột buồm của Type 45 được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình – giảm tiết diện phản xạ sóng radar khiến đối phương khó phát hiện trên mặt biển. Đặc biệt, trên đỉnh cột được trang bị vòm hình tròn chứa bên trong anten hệ thống radar mạng pha chủ động SAMPSON.
Radar mạng pha SAMPSON có khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu ở tầm xa tối đa 400km. Theo nhà sản xuất, SAMPSON có khả năng theo dõi vật thể có kích thước một quả bóng bay với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, nhấn mạnh khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình của loại radar này.
Trên cột tháp này còn được trang bị các hệ thống radar tìm kiếm khác.
Hệ thống ngắm quang – điện điều khiển pháo đặt trên nóc tháp chỉ huy tàu.
Phía sau cột tháp chính là tháp đặt hệ thống radar giám sát đường không tầm xa S1850 3D có thể theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu ở cự ly xa tối đa 400km.
Trên tàu được trang bị nhiều loại hỏa lực pháo để tấn công – phòng thủ gồm: pháo hải quân hạng nặng 114mm (tầm bắn 22km, trong ảnh); 2 pháo 30mm; 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc 20mm Phalanx; 2 súng máy 6 nòng 7,62mm và 6 súng máy.
Bệ pháo phòng không cao tốc 6 nòng cỡ 20mm Phalanx dùng để đánh chặn tên lửa hành trình, máy bay, uav bay thấp ở cự ly xa 3,6km.
Tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng A50 Sylver đặt ngay sau tháp pháo hải quân hạng nặng 113mm với 48 ống phóng chứa 2 loại tên lửa gồm: Aster 15 và Aster 30.
Tên lửa Aster 15 đạt tầm bắn 1,7-30km, độ cao diệt mục tiêu 13km còn Aster 30 đạt tầm bắn 3-120km, độ cao 30km. Cả hai loại tên lửa đều dùng đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt ở pha cuối. Đáng tiếc là loại tên lửa này không thể đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo, mà chỉ giới hạn trong khả năng đánh chặn máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình. Tàu được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu RGM-84 Harpoon và hệ thống phòng thủ chống ngư lôi.
Hoạt động tác chiến chống tàu ngầm phụ thuộc vào trực thăng đậu ở đuôi tàu. Trong ảnh là trực thăng Lynx HMA8 có thể mang 4 tên lửa chống tàu Sea Skua và 2 ngư lôi chống ngầm.
Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí, 2 động cơ diesel, 2 động cơ điện cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Nó có thể bơi từ Anh tới New York mà không cần tiếp nhiên liệu, tăng tốc từ 0-29 hải lý/h trong 70 giây.
Tàu khu trục HMS Daring cùng 229 sỹ quan, thủy thủ do Trung tá Engus Essenhigh sẽ cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 18/12 bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày (tới chiều 21/12, tàu rời cảng).
Trước đó, vào ngày 10/12, tàu khu trục HMS Daring của Hải quân Hoàng gia Anh (trong ảnh, phía sau 2 tàu Trung Quốc) đã cập cảng Thượng Hải, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần đầu tiên.
HMS Daring thuộc lớp tàu khu trục phòng không Type 45 Brave có giá khoảng 1 tỷ bảng Anh (tương đương 2 tỷ USD). Đây được xem là một trong chiến hạm tối tân hàng đầu thế giới, mạnh nhất Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay. Lớp tàu có lượng giãn nước toàn tải 8.500 tấn, dài 152,4m, rộng 21,2m, mớn nước 7,4m, thủy thủ đoàn 191 người (tối đa lên tới 235 người).
Trong ảnh là tháp chỉ huy Type 45 được tích hợp ngay phía trên nhiều hệ thống cảm biến.
Cột buồm của Type 45 được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình – giảm tiết diện phản xạ sóng radar khiến đối phương khó phát hiện trên mặt biển. Đặc biệt, trên đỉnh cột được trang bị vòm hình tròn chứa bên trong anten hệ thống radar mạng pha chủ động SAMPSON.
Radar mạng pha SAMPSON có khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu ở tầm xa tối đa 400km. Theo nhà sản xuất, SAMPSON có khả năng theo dõi vật thể có kích thước một quả bóng bay với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, nhấn mạnh khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình của loại radar này.
Trên cột tháp này còn được trang bị các hệ thống radar tìm kiếm khác.
Hệ thống ngắm quang – điện điều khiển pháo đặt trên nóc tháp chỉ huy tàu.
Phía sau cột tháp chính là tháp đặt hệ thống radar giám sát đường không tầm xa S1850 3D có thể theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu ở cự ly xa tối đa 400km.
Trên tàu được trang bị nhiều loại hỏa lực pháo để tấn công – phòng thủ gồm: pháo hải quân hạng nặng 114mm (tầm bắn 22km, trong ảnh); 2 pháo 30mm; 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc 20mm Phalanx; 2 súng máy 6 nòng 7,62mm và 6 súng máy.
Bệ pháo phòng không cao tốc 6 nòng cỡ 20mm Phalanx dùng để đánh chặn tên lửa hành trình, máy bay, uav bay thấp ở cự ly xa 3,6km.
Tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng A50 Sylver đặt ngay sau tháp pháo hải quân hạng nặng 113mm với 48 ống phóng chứa 2 loại tên lửa gồm: Aster 15 và Aster 30.
Tên lửa Aster 15 đạt tầm bắn 1,7-30km, độ cao diệt mục tiêu 13km còn Aster 30 đạt tầm bắn 3-120km, độ cao 30km. Cả hai loại tên lửa đều dùng đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt ở pha cuối. Đáng tiếc là loại tên lửa này không thể đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo, mà chỉ giới hạn trong khả năng đánh chặn máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình.
Tàu được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu RGM-84 Harpoon và hệ thống phòng thủ chống ngư lôi.
Hoạt động tác chiến chống tàu ngầm phụ thuộc vào trực thăng đậu ở đuôi tàu. Trong ảnh là trực thăng Lynx HMA8 có thể mang 4 tên lửa chống tàu Sea Skua và 2 ngư lôi chống ngầm.
Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí, 2 động cơ diesel, 2 động cơ điện cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Nó có thể bơi từ Anh tới New York mà không cần tiếp nhiên liệu, tăng tốc từ 0-29 hải lý/h trong 70 giây.