Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Đại học Monash, Australia công bố đã chế tạo hai động cơ máy bay đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ in 3D.Đây là bước đột phá trong việc chế tạo những chiếc máy bay phản lực nhẹ hơn, giá thành rẻ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.Các nhà khoa học Australia đã tháo rời một động cơ cũ và đưa các linh kiện qua máy quét để thu thập thông số và tiến hành sản xuất.Thành tựu mới này đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn và hãng sản xuất lớn, trong đó có 2 hãng chế tạo máy bay khổng lồ là Airbus và Boeing.Các nhà khoa học Australia sẽ in các bộ phận động cơ dành cho chuyến bay thử nghiệm trong năm 2016.Công nghệ in 3D được phát minh vào những năm 80 của thế kỉ 20 sử dụng các tia lade để in các vật thể bằng kim loại hoặc chất dẻo theo thiết kế số hóa có độ chính xác cực cao.Công ty Amaero Engineering do Đại học Monash thiết lập nhằm thương mại hóa các sản phẩm dự định sản xuất đại trà trong vòng 2-3 năm tới. Trong tương lai, ngoài việc sản xuất động cơ máy bay, có thể ứng dụng công nghệ này cho các ngành khác như chế tạo kim loại, lĩnh vực y sinh học và tạo các bộ phận cơ thể người.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Đại học Monash, Australia công bố đã chế tạo hai động cơ máy bay đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ in 3D.
Đây là bước đột phá trong việc chế tạo những chiếc máy bay phản lực nhẹ hơn, giá thành rẻ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Các nhà khoa học Australia đã tháo rời một động cơ cũ và đưa các linh kiện qua máy quét để thu thập thông số và tiến hành sản xuất.
Thành tựu mới này đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn và hãng sản xuất lớn, trong đó có 2 hãng chế tạo máy bay khổng lồ là Airbus và Boeing.
Các nhà khoa học Australia sẽ in các bộ phận động cơ dành cho chuyến bay thử nghiệm trong năm 2016.
Công nghệ in 3D được phát minh vào những năm 80 của thế kỉ 20 sử dụng các tia lade để in các vật thể bằng kim loại hoặc chất dẻo theo thiết kế số hóa có độ chính xác cực cao.
Công ty Amaero Engineering do Đại học Monash thiết lập nhằm thương mại hóa các sản phẩm dự định sản xuất đại trà trong vòng 2-3 năm tới.
Trong tương lai, ngoài việc sản xuất động cơ máy bay, có thể ứng dụng công nghệ này cho các ngành khác như chế tạo kim loại, lĩnh vực y sinh học và tạo các bộ phận cơ thể người.