Bên cạnh những dòng tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi Su-27/30, Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn còn duy trì trong trang bị tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 (Liên Xô sản xuất). Đây là những chiếc tiêm kích già nhất của lực lượng không quân ta với gần nửa thế kỷ phục vụ không ngừng nghỉ. Những chiếc MiG-21 đầu tiên đưa tới Việt Nam vào năm 1965 – năm đầu kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 của Đế quốc Mỹ. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21F13 do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam. Rất nhiều phi công Việt Nam đã bay trên MiG-21 bắn hạ những chiếc tiêm kích, cường kích tối tân hiện đại nhất của Mỹ khi đó. Đặc biệt, MiG-21 được ghi nhận 2 lần bắn rơi và 1 lần bắn bị thương B-52 (chiến công của phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng). Trong ảnh là chiếc MiG-21 từng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trưng bày ở Bảo tàng Phòng không – Không quân.Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô rất nhiều biến thể MiG-21 gồm: MiG-21F13; MiG-21PF/PFM; MiG-21MF. Năm 1979, Việt Nam nhận được biến thể cuối cùng của dòng MiG-21 là MiG-21bis. Và cho tới tận ngày nay, những chiếc MiG-21bis (cùng một chiếc MiG-21MF) vẫn tiếp tục phục vụ tích cực trong không quân ta, bảo vệ bầu trời miền Bắc, miền Trung đất nước. MiG-21bis thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi, dài 15m, cao 4,12m, sải cánh 7,15m và trọng lượng cất cánh tối đa 8,7 tấn. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực R25-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.237km/h, bán kính chiến đấu khoảng 600km. MiG-21bis xuất khẩu cho Việt Nam trang bị radar RP-21M có thể phát hiện mục tiêu tiêm kích ở tầm 20km, khóa mục tiêu ở tầm 10km. MiG-21bis thiết kế với một pháo 23mm 2 nòng (cơ số 200 viên, tốc độ bắn 3.600 phát/phút) và 4 giá treo mang được tối đa 2 tên lửa đối không K-13 (tầm bắn 8km) hoặc tối đa 4 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) hoặc tối đa 2 tên lửa không đối đất Kh-66 hoặc bom không điều khiển FAB-100/150/500 cùng rocke S-24. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21 số hiệu 5293 mang 2 đạn tên lửa đối không R-60 trong nhiệm vụ bay tuần tra.Việt Nam cũng có trong trang bị một số chiếc MiG-21U – biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi của MiG-21. Những chiếc MiG-21U được chế tạo dựa trên khung thân biến thể MiG-21F13 với phần mũi nhọn thụt vào khá sâu, chỉ có 2 giá treo vũ khí trên cánh.
Bên cạnh những dòng tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi Su-27/30, Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn còn duy trì trong trang bị tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 (Liên Xô sản xuất). Đây là những chiếc tiêm kích già nhất của lực lượng không quân ta với gần nửa thế kỷ phục vụ không ngừng nghỉ.
Những chiếc MiG-21 đầu tiên đưa tới Việt Nam vào năm 1965 – năm đầu kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 của Đế quốc Mỹ. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21F13 do phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái Ryan Firebee. Đây là chiến công đầu tiên của MiG-21 ở Việt Nam.
Rất nhiều phi công Việt Nam đã bay trên MiG-21 bắn hạ những chiếc tiêm kích, cường kích tối tân hiện đại nhất của Mỹ khi đó. Đặc biệt, MiG-21 được ghi nhận 2 lần bắn rơi và 1 lần bắn bị thương B-52 (chiến công của phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng). Trong ảnh là chiếc MiG-21 từng bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trưng bày ở Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô rất nhiều biến thể MiG-21 gồm: MiG-21F13; MiG-21PF/PFM; MiG-21MF. Năm 1979, Việt Nam nhận được biến thể cuối cùng của dòng MiG-21 là MiG-21bis. Và cho tới tận ngày nay, những chiếc MiG-21bis (cùng một chiếc MiG-21MF) vẫn tiếp tục phục vụ tích cực trong không quân ta, bảo vệ bầu trời miền Bắc, miền Trung đất nước.
MiG-21bis thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi, dài 15m, cao 4,12m, sải cánh 7,15m và trọng lượng cất cánh tối đa 8,7 tấn. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực R25-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.237km/h, bán kính chiến đấu khoảng 600km.
MiG-21bis xuất khẩu cho Việt Nam trang bị radar RP-21M có thể phát hiện mục tiêu tiêm kích ở tầm 20km, khóa mục tiêu ở tầm 10km.
MiG-21bis thiết kế với một pháo 23mm 2 nòng (cơ số 200 viên, tốc độ bắn 3.600 phát/phút) và 4 giá treo mang được tối đa 2 tên lửa đối không K-13 (tầm bắn 8km) hoặc tối đa 4 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) hoặc tối đa 2 tên lửa không đối đất Kh-66 hoặc bom không điều khiển FAB-100/150/500 cùng rocke S-24.
Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn MiG-21 số hiệu 5293 mang 2 đạn tên lửa đối không R-60 trong nhiệm vụ bay tuần tra.
Việt Nam cũng có trong trang bị một số chiếc MiG-21U – biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi của MiG-21.
Những chiếc MiG-21U được chế tạo dựa trên khung thân biến thể MiG-21F13 với phần mũi nhọn thụt vào khá sâu, chỉ có 2 giá treo vũ khí trên cánh.