Sau khi đội hình 14.000 quân nhân kết thúc phần diễu binh, các trang bị vũ khí hiện đại của Quân đội Nga bắt đầu tiến vào Quảng trường Đỏ.Dẫn đầu là xe tăng huyền thoại T-34-85 – những “nắm đấm thép” góp công rất lớn trong chiến thắng phát xít. Với pháo chính 85mm, T-34 có thể loại khỏi vòng chiến đấu đa số các cỗ tăng của phát xít Đức.Tiếp đó là đội hình khẩu pháo tự hành diệt tăng SU-100, với pháo 100mm loại vũ khí này có thể chọc thủng giáp tăng hạng nặng của Đức. Đây cũng là một trong những vũ khí tiêu biểu của Liên Xô trong CTTG II.Sau các phương tiện huyền thoại trong CTTG II là vũ khí hiện đại – dẫn đầu đội hình là các xe thiết giáp hạng nhẹ Tigr.Ngay đằng sau là các tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-D lần dầu duyệt binh và cũng là lần đầu xuất hiện trên Quảng trường Đỏ. Kornet-D được trang bị 8 tên lửa chống tăng có thể hủy diệt mọi xe tăng cách xa tới 8km.Xe thiết giáp chở quân Typhoon lần đầu duyệt binh.Năm nay, đơn vị truyền hình Nga đã ứng dụng nhiều công nghệ mới vào tường thuật lễ duyệt binh. Ví dụ như flycam (phương tiện bay không người lái lắp camera) và camera hành trình Gopro. Ảnh: Gopro lắp trên xe thiết giáp đang quay lại quang cảnh duyệt binh.Đội hình xe thiết giáp chở quân BTR-82A trang bị tháp pháo 30mm – mạnh nhất trong các dòng xe BTR.Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M của lực lượng lính dù Nga lần đầu duyệt binh.Tiếp sau là xe thiết giáp đổ bộ đường không BTR-MD.Một trong những vũ khí được chờ đợi nhất – xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 với kiểu thiết kế hoàn toàn mới, tháp pháo tự động.Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A xuất hiện trong buổi duyệt binh.Nhưng mẫu xe tăng được chờ đợi nhất phải là siêu tăng T-14 Armata đi ngay sau đội hình T-90A. Theo người thuyết minh duyệt binh Nga, T-14 Armata trang bị tháp pháo tự động, kíp lái gồm 3 chứ không phải 2 người như một số nguồn tin dự đoán trước đó.Có hai lựu pháo tự hành được giới thiệu trong cuộc duyệt binh lần này gồm: 2S19 Msta-S và 2S35 Koalitsiya-SV. Ảnh: 2S35 đang đi qua Quảng trường Đỏ, tiếp sau đó là đội hình xe phóng tổ hợp tên lửa Iskander-M.Các hệ thống phòng không được giới thiệu trong năm nay gồm: tên lửa tầm ngắn Tor-M2U, Pantsir-S1; tầm trung Buk-M2; tầm xa S-400. Ảnh: đội hình xe phóng tự hành S-400 đang duyệt binh.Đi sau cùng đội hình vũ khí duyệt binh là các xe phóng của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars.Mở màn duyệt binh trên không là các máy bay ném bom chiến lược nhanh nhất thế giới Tu-160.Tiếp đó là các loại trực thăng hiện đại nhất Không quân Nga như vận tải Mi-26, Mi-8; vũ trang Mi-35M, Mi-28NE, Ka-52. Ảnh: camera Gopro chụp cảnh đội hình trực thăng Mi-35M trên không.Đội hình trực thăng tấn công Ka-52.Biên đội máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS.Biên đội máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu âm Tu-22M3 – một trong những sát thủ diệt tàu sân bay của nước Nga.Lực lượng tiêm kích, tiêm kích – bom tham gia duyệt binh năm nay chủ yếu là các dòng máy bay Sukhoi và MiG, đáng ngạc nhiên là không có mẫu Su T-50. Ảnh: đội hình hỗn hợp tiêm kích Su-30SM (loại có cánh mũi) và Su-35S.Đội hình tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31BM.
Sau khi đội hình 14.000 quân nhân kết thúc phần diễu binh, các trang bị vũ khí hiện đại của Quân đội Nga bắt đầu tiến vào Quảng trường Đỏ.
Dẫn đầu là xe tăng huyền thoại T-34-85 – những “nắm đấm thép” góp công rất lớn trong chiến thắng phát xít. Với pháo chính 85mm, T-34 có thể loại khỏi vòng chiến đấu đa số các cỗ tăng của phát xít Đức.
Tiếp đó là đội hình khẩu pháo tự hành diệt tăng SU-100, với pháo 100mm loại vũ khí này có thể chọc thủng giáp tăng hạng nặng của Đức. Đây cũng là một trong những vũ khí tiêu biểu của Liên Xô trong CTTG II.
Sau các phương tiện huyền thoại trong CTTG II là vũ khí hiện đại – dẫn đầu đội hình là các xe thiết giáp hạng nhẹ Tigr.
Ngay đằng sau là các tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-D lần dầu duyệt binh và cũng là lần đầu xuất hiện trên Quảng trường Đỏ. Kornet-D được trang bị 8 tên lửa chống tăng có thể hủy diệt mọi xe tăng cách xa tới 8km.
Xe thiết giáp chở quân Typhoon lần đầu duyệt binh.
Năm nay, đơn vị truyền hình Nga đã ứng dụng nhiều công nghệ mới vào tường thuật lễ duyệt binh. Ví dụ như flycam (phương tiện bay không người lái lắp camera) và camera hành trình Gopro. Ảnh: Gopro lắp trên xe thiết giáp đang quay lại quang cảnh duyệt binh.
Đội hình xe thiết giáp chở quân BTR-82A trang bị tháp pháo 30mm – mạnh nhất trong các dòng xe BTR.
Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M của lực lượng lính dù Nga lần đầu duyệt binh.
Tiếp sau là xe thiết giáp đổ bộ đường không BTR-MD.
Một trong những vũ khí được chờ đợi nhất – xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 với kiểu thiết kế hoàn toàn mới, tháp pháo tự động.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A xuất hiện trong buổi duyệt binh.
Nhưng mẫu xe tăng được chờ đợi nhất phải là siêu tăng T-14 Armata đi ngay sau đội hình T-90A. Theo người thuyết minh duyệt binh Nga, T-14 Armata trang bị tháp pháo tự động, kíp lái gồm 3 chứ không phải 2 người như một số nguồn tin dự đoán trước đó.
Có hai lựu pháo tự hành được giới thiệu trong cuộc duyệt binh lần này gồm: 2S19 Msta-S và 2S35 Koalitsiya-SV. Ảnh: 2S35 đang đi qua Quảng trường Đỏ, tiếp sau đó là đội hình xe phóng tổ hợp tên lửa Iskander-M.
Các hệ thống phòng không được giới thiệu trong năm nay gồm: tên lửa tầm ngắn Tor-M2U, Pantsir-S1; tầm trung Buk-M2; tầm xa S-400. Ảnh: đội hình xe phóng tự hành S-400 đang duyệt binh.
Đi sau cùng đội hình vũ khí duyệt binh là các xe phóng của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars.
Mở màn duyệt binh trên không là các máy bay ném bom chiến lược nhanh nhất thế giới Tu-160.
Tiếp đó là các loại trực thăng hiện đại nhất Không quân Nga như vận tải Mi-26, Mi-8; vũ trang Mi-35M, Mi-28NE, Ka-52. Ảnh: camera Gopro chụp cảnh đội hình trực thăng Mi-35M trên không.
Đội hình trực thăng tấn công Ka-52.
Biên đội máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS.
Biên đội máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu âm Tu-22M3 – một trong những sát thủ diệt tàu sân bay của nước Nga.
Lực lượng tiêm kích, tiêm kích – bom tham gia duyệt binh năm nay chủ yếu là các dòng máy bay Sukhoi và MiG, đáng ngạc nhiên là không có mẫu Su T-50. Ảnh: đội hình hỗn hợp tiêm kích Su-30SM (loại có cánh mũi) và Su-35S.
Đội hình tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31BM.