Nga vừa hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước đối với trung tâm chỉ huy tác chiến chiến lược trên không thế hệ thứ 2 được chế tạo trên cơ sở máy bay Ilyushin Il-80.Chuyên cơ này được sử dụng cho Bộ Tư lệnh tối cao trong tình huống xảy ra chiến tranh hạt nhân. Thế nên nó còn được mệnh danh là " máy bay của ngày tận thế".Máy bay chỉ huy trên không Ilyushin Il-80 được NATO định danh là chuyên cơ thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chỉ huy trên không trong các tình huống khẩn cấp hoặc bị tấn công tổng lực. Ngoài ra, chuyên cơ Il-80 cũng được dùng trong điều kiện thiếu cơ sở hạ tầng trên mặt đất hoặc các điểm chỉ huy, sở chỉ huy, đường dây liên lạc trên mặt đất bị phá hủy.Trung tâm chỉ huy tác chiến này có thể đưa ra chiến lược và điều phối nhiệm vụ cho các lực lượng mặt đất, hải quân, không quân vũ trụ và các lực lượng tên lửa chiến lược.Phần khoang chứa trung tâm chỉ huy không có cửa sổ nhằm tránh thiệt hại trong vụ nổ hạt nhân. Toàn bộ hệ thống điện tử được thiết kế đặc biệt có thể chống chịu với xung điện từ (EMP) gây ra từ vụ nổ. Phi cơ này nổi bật với phần ăng ten liên lạc vệ tinh SATCOM nhô cao trên lưng gần phía trước mũi nhằm đảm bảo liên lạc trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Đuôi máy bay có ăng ten liên lạc vô tuyến kết nối với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược.Hiện chỉ có 2 nước là Nga và Mỹ hiện sở hữu Trung tâm chỉ huy loại này và chúng thường được gọi là “máy bay của ngày tận thế”.
Nga vừa hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước đối với trung tâm chỉ huy tác chiến chiến lược trên không thế hệ thứ 2 được chế tạo trên cơ sở máy bay Ilyushin Il-80.
Chuyên cơ này được sử dụng cho Bộ Tư lệnh tối cao trong tình huống xảy ra chiến tranh hạt nhân. Thế nên nó còn được mệnh danh là " máy bay của ngày tận thế".
Máy bay chỉ huy trên không Ilyushin Il-80 được NATO định danh là chuyên cơ thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ chỉ huy trên không trong các tình huống khẩn cấp hoặc bị tấn công tổng lực.
Ngoài ra, chuyên cơ Il-80 cũng được dùng trong điều kiện thiếu cơ sở hạ tầng trên mặt đất hoặc các điểm chỉ huy, sở chỉ huy, đường dây liên lạc trên mặt đất bị phá hủy.
Trung tâm chỉ huy tác chiến này có thể đưa ra chiến lược và điều phối nhiệm vụ cho các lực lượng mặt đất, hải quân, không quân vũ trụ và các lực lượng tên lửa chiến lược.
Phần khoang chứa trung tâm chỉ huy không có cửa sổ nhằm tránh thiệt hại trong vụ nổ hạt nhân. Toàn bộ hệ thống điện tử được thiết kế đặc biệt có thể chống chịu với xung điện từ (EMP) gây ra từ vụ nổ.
Phi cơ này nổi bật với phần ăng ten liên lạc vệ tinh SATCOM nhô cao trên lưng gần phía trước mũi nhằm đảm bảo liên lạc trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Đuôi máy bay có ăng ten liên lạc vô tuyến kết nối với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Hiện chỉ có 2 nước là Nga và Mỹ hiện sở hữu Trung tâm chỉ huy loại này và chúng thường được gọi là “máy bay của ngày tận thế”.