Xe bọc thép chở quân Boxer là sản phẩm của ARTEC GmbH, một liên doanh giữa Đức-Hà Lan. Ban đầu dự án này là một liên doanh giữa Đức, Pháp, Anh sau đó là Hà Lan. Tuy nhiên, Pháp và Anh lần lượt rút khỏi dự án. Quá trình sản xuất loạt xe bọc thép chở quân Boxer bắt đầu vào năm 2008. Boxer bọc giáp tổng hợp AMAP có khả năng chống lại các loại đạn xuyên cỡ nòng dưới 30 mm. Nó có thể chở theo 8 binh lính, vũ khí trên xe có thể lắp súng phóng lựu 40 mm hoặc súng máy hạng nặng 12,7 mm. Boxer có thể đạt tốc độ tối đa 103 km/h, phạm vi hoạt động 1.100 km. Ảnh: Wikipedia. Xe bọc thép chở quân TPz Fuchs do công ty Rheinmetall Landsysteme sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1979. Nó là một loại xe thiết giáp đa năng có thể hoạt động với vai trò chở quân, xử lý bom mìn, tác nhân sinh-hóa học, trinh sát hay tác chiến điện tử. Vũ khí trên xe có thể trang bị tên lửa chống tăng MILAN, súng máy đa mục đích hoặc súng phóng lựu đạn khói. Nó lắp động cơ công suất 320 mã lực, tốc độ tối đa 105 km/h, lội nước 10 km/h, phạm vi hoạt động 800 km. Ảnh: Wikipedia. Wiesel AWC là một xe chiến đấu bộ binh nhỏ gọn do Porsche (thương hiệu xe hơi hạng sang của Đức) sản xuất. Nó có vai trò và kích thước rất giống loại "Tankette" (loại xe chiến đấu bọc thép trong chiến tranh thế giới thứ 2). Quân đội Đức chủ yếu sử dụng Wiesel trong các đơn vị đặc nhiệm. Nó có thể trang bị vũ khí gồm 1 pháo tự động 30 mm hoặc tên lửa chống tăng HOT. Ảnh: Homepage.eircom.Xe thiết giáp đa năng ATF Dingo do Krauss-Maffei Wegmann chế tạo, nó hoạt động chiến đấu tại Afghanistan từ năm 2001 đến nay. Đáy xe có thiết kế hình chữ V giúp xe chống chịu tốt trước các loại mìn hay vật liệu nổ tự chế IED. Thân xe bọc giáp MEXAS giúp bảo vệ ê kíp chiến đấu trước các loại vũ khí xuyên giáp cỡ nòng nhỏ. Dingo có 1 tháp pháo điều khiển từ xa có thể lắp súng máy đa năng Rheinmetall MG3 7,62 mm hoặc súng máy hạng nặng 12,7 mm hay súng phóng lựu MGM 40 mm. Xe thiết giáp này có thể chở theo 5-8 binh lính. Ảnh: Wikipedia.Pháo phản lực bắn loạt M270 do Mỹ thiết kế và sản xuất tại Đức theo giấy phép. Về cơ bản nó hoàn toàn giống với M270 của Mỹ. Mỗi xe phóng mang theo 12 đạn rocket không điều khiển cỡ nòng 227 mm tầm bắn tối đa 64 km. Ảnh: Wikipedia. Lựu pháo tự hành PZH-2000 là một sản phẩm độc đáo của công ty Krauss-Maffei Wegmann ( KMW ) và Rheinmetall dành cho quân đội Đức. Pháo tự hành này nổi tiếng với tốc độ bắn rất nhanh, nó có thể bắn loạt 3 đạn pháo chỉ trong 9 giây, tốc độ bắn từ 10-13 đạn/phút. Đặc biệt PZH-2000 có thể bắn loạt 5 đạn pháo ở nhiều quỹ đạo khác nhau và đạt mục tiêu gần như cùng lúc. Những khả năng đó đã đưa PZH-2000 thành khẩu pháo tự hành mạnh nhất thế giới. Nó sử dụng pháo chính 155 mm, tầm bắn tối đa 30 km với đạn pháo thông thường lên đến 56 km với đạn pháo tăng tầm. Ảnh: Wikipedia.
Xe chiến đấu bộ binh Puma IFV là một sản phẩm liên doanh giữa Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall Landsysteme sản xuất từ năm 2009. Puma nổi bật với module giáp tổng hợp AMAP trang bị hai bên hông và phía trước xe. Loại giáp này có khả năng chống chịu cực tốt với các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng dưới 30 mm đưa nó trở thành chiếc IFV được bảo vệ tốt nhất thế giới. Vũ khí chính của Puma là pháo tự động 30 mm, pháo có tốc độ bắn 200 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 3.000 m. Vũ khí phụ gồm có 1 súng máy đồng trục 5,56 mm. Puma có khối lượng chiến đấu tiêu chuẩn 31,5 tấn, tốc độ tối đa 70 km/h, dự trữ hành trình 700 km. Ảnh: Rheinmetall-defence.
Là hậu duệ của dòng xe tăng nổi tiếng thế giới Leopard. Các chuyên gia quân sự đánh giá Leopard-2A7 là chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới hiện nay. Nhà sản xuất đã tăng cường khả năng sống sót cho xe tăng này bằng module giáp thế hệ mới cho phép bảo vệ 360 độ trước các loại vũ khí chống tăng cá nhân, mìn. Đặc biệt, xe tăng này rất thích ứng trong môi trường tác chiến đô thị. Leopard-2A7 sử dụng pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm và trạm vũ khí điều khiển từ xa. Nó vẫn giữ danh hiệu "xe tăng bay" vốn có của gia đình Leopard. Ảnh: Military-today.
Xe bọc thép chở quân Boxer là sản phẩm của ARTEC GmbH, một liên doanh giữa Đức-Hà Lan. Ban đầu dự án này là một liên doanh giữa Đức, Pháp, Anh sau đó là Hà Lan. Tuy nhiên, Pháp và Anh lần lượt rút khỏi dự án. Quá trình sản xuất loạt xe bọc thép chở quân Boxer bắt đầu vào năm 2008. Boxer bọc giáp tổng hợp AMAP có khả năng chống lại các loại đạn xuyên cỡ nòng dưới 30 mm. Nó có thể chở theo 8 binh lính, vũ khí trên xe có thể lắp súng phóng lựu 40 mm hoặc súng máy hạng nặng 12,7 mm. Boxer có thể đạt tốc độ tối đa 103 km/h, phạm vi hoạt động 1.100 km. Ảnh: Wikipedia.
Xe bọc thép chở quân TPz Fuchs do công ty Rheinmetall Landsysteme sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1979. Nó là một loại xe thiết giáp đa năng có thể hoạt động với vai trò chở quân, xử lý bom mìn, tác nhân sinh-hóa học, trinh sát hay tác chiến điện tử. Vũ khí trên xe có thể trang bị tên lửa chống tăng MILAN, súng máy đa mục đích hoặc súng phóng lựu đạn khói. Nó lắp động cơ công suất 320 mã lực, tốc độ tối đa 105 km/h, lội nước 10 km/h, phạm vi hoạt động 800 km. Ảnh: Wikipedia.
Wiesel AWC là một xe chiến đấu bộ binh nhỏ gọn do Porsche (thương hiệu xe hơi hạng sang của Đức) sản xuất. Nó có vai trò và kích thước rất giống loại "Tankette" (loại xe chiến đấu bọc thép trong chiến tranh thế giới thứ 2). Quân đội Đức chủ yếu sử dụng Wiesel trong các đơn vị đặc nhiệm. Nó có thể trang bị vũ khí gồm 1 pháo tự động 30 mm hoặc tên lửa chống tăng HOT. Ảnh: Homepage.eircom.
Xe thiết giáp đa năng ATF Dingo do Krauss-Maffei Wegmann chế tạo, nó hoạt động chiến đấu tại Afghanistan từ năm 2001 đến nay. Đáy xe có thiết kế hình chữ V giúp xe chống chịu tốt trước các loại mìn hay vật liệu nổ tự chế IED. Thân xe bọc giáp MEXAS giúp bảo vệ ê kíp chiến đấu trước các loại vũ khí xuyên giáp cỡ nòng nhỏ. Dingo có 1 tháp pháo điều khiển từ xa có thể lắp súng máy đa năng Rheinmetall MG3 7,62 mm hoặc súng máy hạng nặng 12,7 mm hay súng phóng lựu MGM 40 mm. Xe thiết giáp này có thể chở theo 5-8 binh lính. Ảnh: Wikipedia.
Pháo phản lực bắn loạt M270 do Mỹ thiết kế và sản xuất tại Đức theo giấy phép. Về cơ bản nó hoàn toàn giống với M270 của Mỹ. Mỗi xe phóng mang theo 12 đạn rocket không điều khiển cỡ nòng 227 mm tầm bắn tối đa 64 km. Ảnh: Wikipedia.
Lựu pháo tự hành PZH-2000 là một sản phẩm độc đáo của công ty Krauss-Maffei Wegmann ( KMW ) và Rheinmetall dành cho quân đội Đức. Pháo tự hành này nổi tiếng với tốc độ bắn rất nhanh, nó có thể bắn loạt 3 đạn pháo chỉ trong 9 giây, tốc độ bắn từ 10-13 đạn/phút. Đặc biệt PZH-2000 có thể bắn loạt 5 đạn pháo ở nhiều quỹ đạo khác nhau và đạt mục tiêu gần như cùng lúc. Những khả năng đó đã đưa PZH-2000 thành khẩu pháo tự hành mạnh nhất thế giới. Nó sử dụng pháo chính 155 mm, tầm bắn tối đa 30 km với đạn pháo thông thường lên đến 56 km với đạn pháo tăng tầm. Ảnh: Wikipedia.
Xe chiến đấu bộ binh Puma IFV là một sản phẩm liên doanh giữa Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall Landsysteme sản xuất từ năm 2009. Puma nổi bật với module giáp tổng hợp AMAP trang bị hai bên hông và phía trước xe. Loại giáp này có khả năng chống chịu cực tốt với các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng dưới 30 mm đưa nó trở thành chiếc IFV được bảo vệ tốt nhất thế giới. Vũ khí chính của Puma là pháo tự động 30 mm, pháo có tốc độ bắn 200 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 3.000 m. Vũ khí phụ gồm có 1 súng máy đồng trục 5,56 mm. Puma có khối lượng chiến đấu tiêu chuẩn 31,5 tấn, tốc độ tối đa 70 km/h, dự trữ hành trình 700 km. Ảnh: Rheinmetall-defence.
Là hậu duệ của dòng xe tăng nổi tiếng thế giới Leopard. Các chuyên gia quân sự đánh giá Leopard-2A7 là chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới hiện nay. Nhà sản xuất đã tăng cường khả năng sống sót cho xe tăng này bằng module giáp thế hệ mới cho phép bảo vệ 360 độ trước các loại vũ khí chống tăng cá nhân, mìn. Đặc biệt, xe tăng này rất thích ứng trong môi trường tác chiến đô thị. Leopard-2A7 sử dụng pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm và trạm vũ khí điều khiển từ xa. Nó vẫn giữ danh hiệu "xe tăng bay" vốn có của gia đình Leopard. Ảnh: Military-today.