Máy bay do thám khổng lồ RB-36D Peacemaker (Mỹ) – biến thể của máy bay ném bom chiến lược B-36 được thiết kế mang tới 23 máy ảnh và một phòng tối nhỏ, nơi các kỹ thuật viên có thể rửa ảnh.
Máy bay do thám RB-45C cũng là biến thể của máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Không quân Mỹ B-45. Chiếc máy bay 4 động cơ này có thể mang tới 12 camera và đã từng thực hiện nhiều nhiệm vụ xâm nhập không phận Triều Tiên, Đông Âu từ giữa những năm 1950.
Không có gì để tranh cãi khi đưa Lockheed U-2 (Mỹ) vào danh sách máy bay do thám “khủng” nhất trong lịch sử thế giới hiện nay. U-2 tuy có tốc độ bay chậm (khoảng 805km/h) nhưng nó có thể đạt trần bay cực cao 25.900m, tầm bay tới 10.300km, bay liên tục 12 giờ. Trong lịch sử 50 năm phục vụ, U-2 đã nhiều lần thực hiện nhiều cuộc xâm nhập bầu trời Liên Xô, Trung Quốc và cả miền bắc Việt Nam.
Không vượt hơn U-2 về trần bay hay tầm bay, nhưng SR-71 Blackbird được xem là “tượng đài máy bay do thám thế giới” với khả năng đạt tốc độ gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh Mach 3,3 (tức khoảng 3.540km/h) ở trần bay 24.000m, tối đa 25.900m. Trên máy bay được trang bị hệ thống radar do thám, hệ thống trinh sát điện tử, hệ thống đối phó máy bay, tên lửa đối phương... Máy bay trinh sát/do thám OV-1D/RV-1D Mohawk (Mỹ) được thiết kế từ cuối những năm 1950 trang bị hệ thống radar Motorola APS-94F với tầm hoạt động 96,5km.
Máy bay cảnh báo sớm động cơ cánh quạt EC-121 Warning Star (Mỹ) trang bị 2 radar lớn ở lưng và bụng máy bay.
Máy bay do thám chiến trường Raytheon Beech RC-12 (Mỹ) được thiết kế cải tiến từ máy bay thương mại Super King Air 200B.
Ở phía bên kia bán cầu, cường quốc Liên Xô cũng không hề thua kém với dàn máy bay do thám hàng khủng được cải tiến từ máy bay ném bom. Trong ảnh là biến thể do thám hải quân của máy bay ném bom phản lực hạng trung Tu-16 được định danh là Tu-16R.
“Mũi tên bạc” trong ảnh là máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên được đưa vào sản xuất của Không quân Liên Xô, Tu-22 (NATO định danh là Blinder). Chiếc máy bay có lối thiết kế khá kỳ lạ với 2 động cơ đặt ở 2 bên cánh đuôi đứng. Biến thể dùng cho nhiệm vụ trinh sát, do thám được gọi là Tu-22R.
“U-2 của Liên Xô” – máy bay do thám/nghiên cứu địa vật lý Myasischev M-17/M-55 được sản xuất từ những năm 1970 cho Không quân Liên Xô. Tuy được gọi là “U-2 Liên Xô” nhưng tính năng của M-17 kém hơn nhiều với trần bay tối đa chỉ khoảng 21.500m, thời gian hoạt động liên tục trên không chỉ là 2,25 giờ ở độ cao 17.000m, còn nếu bay ở độ cao 21.000m thì chỉ trong 35 phút.
Nếu người Mỹ có “pháo đài bay do thám” RB-36 thì Liên Xô cũng có Tu-95R – biến thể của máy bay ném bom động cơ cánh quạt Tu-95. Chiếc Tu-95R được trang bị hệ thống radar lớn trên lưng và nhiều khí tài khác ở khắp thân máy bay.
Nếu người Mỹ có SR-71 thì Liên Xô đáp trả lại bằng MiG-25R – biến thể dành cho nhiệm vụ do thám/trinh sát của tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-25 với khả năng đạt tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh Mach 3.
Máy bay do thám Yak-28R được phát triển dựa trên máy bay ném bom chiến thuật Yak-28.
Máy bay do thám khổng lồ RB-36D Peacemaker (Mỹ) – biến thể của máy bay ném bom chiến lược B-36 được thiết kế mang tới 23 máy ảnh và một phòng tối nhỏ, nơi các kỹ thuật viên có thể rửa ảnh.
Máy bay do thám RB-45C cũng là biến thể của máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Không quân Mỹ B-45. Chiếc máy bay 4 động cơ này có thể mang tới 12 camera và đã từng thực hiện nhiều nhiệm vụ xâm nhập không phận Triều Tiên, Đông Âu từ giữa những năm 1950.
Không có gì để tranh cãi khi đưa Lockheed U-2 (Mỹ) vào danh sách máy bay do thám “khủng” nhất trong lịch sử thế giới hiện nay. U-2 tuy có tốc độ bay chậm (khoảng 805km/h) nhưng nó có thể đạt trần bay cực cao 25.900m, tầm bay tới 10.300km, bay liên tục 12 giờ. Trong lịch sử 50 năm phục vụ, U-2 đã nhiều lần thực hiện nhiều cuộc xâm nhập bầu trời Liên Xô, Trung Quốc và cả miền bắc Việt Nam.
Không vượt hơn U-2 về trần bay hay tầm bay, nhưng SR-71 Blackbird được xem là “tượng đài máy bay do thám thế giới” với khả năng đạt tốc độ gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh Mach 3,3 (tức khoảng 3.540km/h) ở trần bay 24.000m, tối đa 25.900m. Trên máy bay được trang bị hệ thống radar do thám, hệ thống trinh sát điện tử, hệ thống đối phó máy bay, tên lửa đối phương...
Máy bay trinh sát/do thám OV-1D/RV-1D Mohawk (Mỹ) được thiết kế từ cuối những năm 1950 trang bị hệ thống radar Motorola APS-94F với tầm hoạt động 96,5km.
Máy bay cảnh báo sớm động cơ cánh quạt EC-121 Warning Star (Mỹ) trang bị 2 radar lớn ở lưng và bụng máy bay.
Máy bay do thám chiến trường Raytheon Beech RC-12 (Mỹ) được thiết kế cải tiến từ máy bay thương mại Super King Air 200B.
Ở phía bên kia bán cầu, cường quốc Liên Xô cũng không hề thua kém với dàn máy bay do thám hàng khủng được cải tiến từ máy bay ném bom. Trong ảnh là biến thể do thám hải quân của máy bay ném bom phản lực hạng trung Tu-16 được định danh là Tu-16R.
“Mũi tên bạc” trong ảnh là máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên được đưa vào sản xuất của Không quân Liên Xô, Tu-22 (NATO định danh là Blinder). Chiếc máy bay có lối thiết kế khá kỳ lạ với 2 động cơ đặt ở 2 bên cánh đuôi đứng. Biến thể dùng cho nhiệm vụ trinh sát, do thám được gọi là Tu-22R.
“U-2 của Liên Xô” – máy bay do thám/nghiên cứu địa vật lý Myasischev M-17/M-55 được sản xuất từ những năm 1970 cho Không quân Liên Xô. Tuy được gọi là “U-2 Liên Xô” nhưng tính năng của M-17 kém hơn nhiều với trần bay tối đa chỉ khoảng 21.500m, thời gian hoạt động liên tục trên không chỉ là 2,25 giờ ở độ cao 17.000m, còn nếu bay ở độ cao 21.000m thì chỉ trong 35 phút.
Nếu người Mỹ có “pháo đài bay do thám” RB-36 thì Liên Xô cũng có Tu-95R – biến thể của máy bay ném bom động cơ cánh quạt Tu-95. Chiếc Tu-95R được trang bị hệ thống radar lớn trên lưng và nhiều khí tài khác ở khắp thân máy bay.
Nếu người Mỹ có SR-71 thì Liên Xô đáp trả lại bằng MiG-25R – biến thể dành cho nhiệm vụ do thám/trinh sát của tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-25 với khả năng đạt tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh Mach 3.
Máy bay do thám Yak-28R được phát triển dựa trên máy bay ném bom chiến thuật Yak-28.